Lớp bọt khí thường gặp khi chế biến thực phẩm có độc hại?

Khi bạn pha trà, pha cà phê hay nấu ăn… bạn  thường gặp hiện tượng trên bề mặt thực phẩm có một lớp bọt khí. Vậy lớp bọt khí này có thật sự độc hại và có cần phải bỏ đi không?

Khi nấu thịt hoặc hầm xương thường có hiện tượng nổi bọt, thành phần của lớp bọt này chính là chất đạm, chất béo và các thành phần khác có trong thịt.

Tuy nhiên, do trong thịt vẫn chứa huyết nên khi nấu lớp bọt này thường có màu đậm và mùi hôi, tuy không độc hại nhưng sẽ làm hỏng vị món ăn, vì thế nên hớt bọt để có món ăn chuẩn vị hơn.

Khi pha trà thường sẽ có bọt trà, đây chính là saponin một loại glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật.

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy saponin có tác dụng kháng khuẩn, ức chế cơ thể hấp thu chất béo. Tuy nhiên, saponin của trà là quá nhỏ nên khó có thể có được tác dụng như kỳ vọng.

Khi ép nước hoa quả bạn sẽ thấy bề mặt trên có bọt như bọt cà phê, bọt này hoàn toàn uống được và nó chứa nhiều dinh dưỡng có trong trái cây.

Khi pha cà phê sẽ có rất nhiều bọt được sản sinh, đây một phần là bọt do các hạt cà phê tạo ra, một số khác như cappuccino, latte thì do sữa

Dù là bọt do sữa hay bọt do cà phê thì hoàn toàn vô hại nên bạn có thể yên tâm uống.

Khi nấu cơm, nấu cháo hoặc nấu mì bề mặt cũng xuất hiện lớp bọt khí. Đây là do protein có trong gạo hòa tan trong nước tạo nên.

Lớp bọt này hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe, bạn cũng không nên hớt bỏ vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có trong gạo.

Khi làm sữa đậu nành cũng có hiện tượng nổi bọt, đặc biệt là khi đun nóng thì lớp bọt này càng nhiều. Việc tạo thành lớp bọt này là do saponin có trong đậu nành tiết ra.

Tại thời điểm này protease có trong đậu nành sẽ sẽ ức chế các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của protein sau này của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ cần cho một chút dầu ăn, bạn sẽ đánh bay được lớp bọt này và sữa đậu nành sẽ đủ độ sôi thật sự.

MT (tổng hợp)

Theo Đời sống
Xoài Thanh Ca là một trong những giống xoài ngon nhất hiện nay.

Cách phân biệt các loại xoài

Xoài có nhiều loại khác nhau, mùi vị, hình dáng cũng khác nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt từng loại và chọn được quả xoài tươi, ngon
Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh là người đó hoàn toàn không có biểu hiện bệnh, nhưng trong người lại có gene bệnh và gene này ở thể lặn.
Bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Ảnh minh họa.

Cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh

Trái cây cũng như bao thực phẩm tươi sống khác, bạn cần phải bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh hiệu quả.
Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin nên nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

Cách chọn trái cây ngon

Bộ công thức lựa trái cây "siêu chuẩn" do tiểu thương có nhiều kinh nghiệm tại chợ đầu mối sẽ giúp bạn không lo bị "lừa" bởi trái cây kém chất lượng.
back to top