Lọc máu chu kỳ không duy trì chức năng thận

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, tức là suy thận giai đoạn 5 sẽ cần điều trị thay thế thận bằng lọc máu chu kì (tức chạy thận nhân tạo), lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Hỏi: Bệnh nhân suy thận độ mấy sẽ phải lọc thận? Xin bác sĩ cho biết, biến chứng trong quá trình lọc thận, khi lọc thận cần quan tâm chế độ thuốc, dinh dưỡng, luyện tập thế nào? Lọc thận duy trì được chức năng thận trong bao lâu?

Nguyễn Trần Anh (Tân Mai, HN)

BSCKI Dương Thị Phương Thúy, chuyên ngành Thận - Tiết niệu,BV Medlatec cho biết, lọc thận nên hiểu là lọc máu chu kì. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, tức là suy thận giai đoạn 5 sẽ cần điều trị bằng lọc máu chu kì (tức chạy thận nhân tạo), lọc màng bụng hoặc ghép thận. Biến chứng của lọc máu chu kì gồm các biến chứng cấp tính như  hạ huyết áp, co giật, chuột rút, nôn, đau đầu…biến chứng mạn tính như thiếu máu, loãng xương, viêm gan B, C, bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch…).

Khi lọc máu chu kì, chế độ dinh dưỡng nên tăng cường đạm động vật như thịt nạc, cá, hạn chế thức ăn lỏng và nước nếu có phù, tiểu ít. Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để điều trị các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, thận trọng khi dùng các thuốc có hại cho thận, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc. Người bệnh nên tập luyện vừa sức, tránh va đập, chấn thương ngay sau lọc máu vì nguy cơ chảy máu không cầm do thuốc chống đông dùng trong lọc máu. Lọc máu chu kì không duy trì chức năng thận mà thay thế thận đã mất chức năng để đào thải nước và chất độc ra khỏi cơ thể.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top