<div> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/20/hoang_cong_tinh_khai(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: center;">Bác sỹ Hoàng Công Tình khai trước tòa.</td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>Có sự buông lỏng trong quản lý?</strong></p> <p>Tại thời điểm xảy ra sự cố y khoa ngày 29/5/2017, ông Hoàng Công Tình là Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, còn ông Hoàng Đình Khiếu là Phó Giám đốc bệnh viện kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực. Trong khoa này có hai đơn nguyên là Hồi sức tích cực và Lọc máu (Thận nhân tạo).</p> <p>Với chức vụ Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực, ông Hoàng Đình Khiếu khẳng định, nếu trong thời gian ông Khiếu vắng mặt sẽ bàn giao nhiệm vụ phụ trách Khoa Hồi sức tích cực cho Phó trưởng khoa Hoàng Công Tình. Ông Khiếu than vì kiêm nhiệm nên có rất nhiều việc phải làm, ông phân bổ khoảng 30-40% thời gian của ngày làm việc để điều hành công việc tại Khoa Hồi sức tích cực.</p> <p>Phản bác lại lời khai trên, ông Hoàng Công Tình cho rằng trong quy chế bệnh viện không quy định chức trách, nhiệm vụ của Phó trưởng khoa.</p> <p>“Theo quyết định bổ nhiệm tôi làm Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực có ghi tôi làm việc dưới sự phân công của Trưởng khoa”, ông Hoàng Công Tình nói.</p> <p>Liên quan đến việc phân công nhiệm vụ tại Khoa Hồi sức tích cực (bao gồm Đơn nguyên Thận nhân tạo), ông Khiếu khẳng định có giao nhiệm vụ cho Phó khoa quản lý, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ hằng ngày. Phó khoa là người giúp việc theo sự ủy quyền, chỉ đạo của Trưởng khoa.</p> <p>Tuy nhiên, theo bác sỹ Hoàng Công Tình khẳng định, từ khi thành lập đơn nguyên Thận nhân tạo, đơn nguyên này được Ban Giám đốc bệnh viện phân công bác sỹ Tiến phụ trách, còn bác sỹ Tình chỉ được phân công phụ trách chuyên môn của đơn nguyên Hồi sức tích cực.</p> <p>Khi được hỏi sau khi bác sỹ Tiến được điều chuyển công tác vào năm 2014, ai là người phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, ông Hoàng Công Tình nói: "Tôi phụ trách đơn nguyên Hồi sức tích cực có rất nhiều việc, cán bộ của đơn nguyên Hồi sức tích cực luôn trong tình trạng quá tải. Chính vì vậy, tôi không nắm được bệnh viện giao ai phụ trách đơn nguyên Thận nhân tạo sau khi bác sỹ Tiến chuyển công tác".</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/20/hoang_cong_tinh.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: center;">Bác sỹ Hoàng Công Tình.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Cũng theo ông Tình, bị cáo Khiếu không có mặt hằng ngày để trực tiếp điều hành, phân công nhiệm vụ cho Khoa Hồi sức tích cực, bản thân ông chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn tại đơn nguyên Hồi sức tích cực.</p> <p>Khi HĐXX hỏi khi ông Khiếu đi vắng, công việc tại Khoa được giao cho ai, ông Tình trả lời: “Hằng ngày bác sỹ Khiếu đều xuống thực hiện giao ban tại Khoa, thời gian bác sỹ Khiếu đi vắng thì tôi không nắm được”.</p> <p>HĐXX đặt vấn đề: Tại sao hai đơn nguyên này không nằm liền kề nhau, lại xảy ra tình trạng một đơn nguyên có người phụ trách, đơn nguyên còn lại không được giao cho ai phụ trách. Và tại sao hai đơn nguyên có thể tổ chức khám chữa bệnh hằng ngày? Tại sao lại có sự “trống vắng” trong việc quản lý điều hành đơn nguyên thận nhân tạo kể từ khi bác sỹ Tiến chuyển công tác năm 2014?</p> <p>“Tôi nghĩ về mặt chăm sóc và điều trị bệnh nhân, Trưởng khoa đã phân công rõ cho từng cán bộ, còn về quản lý chung thì tôi nghĩ tôi không thể quản lý cả Khoa được. Theo tôi nghĩ bác sỹ Trưởng khoa sẽ là người phụ trách các hoạt động của Khoa”, ông Hoàng Công Tình nói.</p> <p>Ông Tình trả lời một cách vòng vo khi cho hay, với tư cách là một Phó trưởng khoa, khi Trưởng khoa đi vắng thì ông chỉ đạo công việc hằng ngày tại Đơn nguyên Hồi sức tích cực, còn với Đơn nguyên Thận nhân tạo, các bác sỹ hoạt động độc lập với Đơn nguyên Hồi sức tích cực.</p> <p>“Nếu như vậy có thể hiểu rằng ở Đơn nguyên Thận nhân tạo, các bác sỹ tự bảo ban nhau thực hiện công việc?”, HĐXX hỏi.</p> <p>Ông Tình cho biết đơn nguyên chỉ là một bộ phận nhỏ, không phải là một Khoa.</p> <p>HĐXX tiếp tục truy ông Tình: “Nếu khi Trưởng khoa đi vắng, làm cách nào ông nắm bắt được công việc của Khoa?”</p> <p>Ông Tình trả lời do bận đi học nghiên cứu sinh (tiến sỹ) nên không thể nắm được hết, trong khi công việc ở Đơn nguyên Hồi sức tích cực lại nhiều.</p> <div>Trước những câu trả lời của ông Khiếu và ông Tình, HĐXX đặt nghi vấn có sự “buông lỏng quản lý” tại Khoa Hồi sức tích cực và Đơn nguyên Thận nhân tạo.</div> <p>Trước cáo buộc này, bác sỹ Tình cho rằng về mặt chuyên môn, các bác sỹ và điều dưỡng tại Đơn nguyên Thận nhân tạo đã đáp ứng được công việc (trong đó có 3 bác sỹ: Hoàng Công Lương, Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền).</p> <p>HĐXX cho rằng ông Tình không thể nại ra lý do vì đi học hay vì quá bận bịu để cho rằng mình không thể làm được.</p> <p>“Trưởng khoa kiêm nhiệm thì cho rằng mình kiêm nhiệm nhiều việc nên không có mặt thường xuyên, chỉ dành thời gian 30-40% một ngày nên giao cho Phó khoa. Phó khoa thì cho rằng mình chỉ phụ trách Đơn nguyên Hồi sức tích cực, không biết Đơn nguyên Thận nhân tạo do ai quản lý, ai là người chịu trách nhiệm. Vậy trách nhiệm của lãnh đạo Khoa là như thế nào?” Thẩm phán – Chủ tọa Nghiêm Hoài Anh nói.</p> <p>Ông Tình trả lời: “Tôi thấy mình đã làm hết khả năng. Còn sự cố ngày 29/5/2017 không liên quan đến vấn đề nhân lực hoặc chuyên môn của Đơn nguyên Thận nhân tạo. Vì tất cả các thiết bị tại đơn nguyên khi Phòng Vật tư giao cho Khoa thì không có đánh giá nào về sản phẩm”.</p> <p>Nói đến đây, HĐXX đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể Khoa Hồi sức tích cực đối với sự cố ngày 29/5/2017, ông Tình trả lời “không có lỗi gì và không có trách nhiệm gì đối với sự cố này”, kể cả bản thân ông và cán bộ của Khoa. </p> <p>“Tôi thấy rằng tôi và các cán bộ của Đơn nguyên Thận nhân tạo không có trách nhiệm gì trong sự cố này”, ông Tình khẳng định lại một lần nữa. “Tôi chỉ tiếc là mình không cứu được hết các bệnh nhân xấu số”.</p> <p><strong>Hoàng Công Lương có bắt buộc phải có mặt khi bệnh nhân chạy thận?</strong></p> <p>Theo bị cáo Hoàng Đình Khiếu, nguyên tắc khi đã cử bác sỹ đi hội chẩn, đương nhiên phải báo cáo với lãnh đạo Khoa, lãnh đạo Khoa buộc phải biết. Ngày 29/5/2017 họp giao ban tại Đơn nguyên Hồi sức tích cực, "bác sỹ Lương không có mặt tại Đơn nguyên Hồi sức tích cực nên không biết bác sỹ Lương đi hội chẩn ở khoa nào”.</p> <p>Thế nhưng, theo lời khai của bị cáo Lương cũng như một số điều dưỡng viên và một số bị hại ở Đơn nguyên Thận nhân tạo, buổi sáng hôm đó Hoàng Công Lương không có mặt ở Đơn nguyên Thận nhân tạo. Bị cáo Lương cho biết hôm đó “đang khám ở Đơn nguyên Hồi sức tích cực”.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/20/hoang_cong_luong_ngoi_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: center;">Bị cáo Hoàng Công Lương.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Ông Khiếu cho rằng khi đó ông không có mặt ở đó nên không biết, nhưng về nguyên tắc khi đã giao nhiệm vụ chuyên môn ở đơn nguyên nào thì chỉ được làm việc ở đơn nguyên đó.</p> <p>“Theo quy định, khi đã ra y lệnh, bác sỹ bắt buộc phải có mặt trong suốt ca chạy thận cho bệnh nhân thuộc khu vực mình đảm nhiệm trách nhiệm. Nếu không có sự phân công nhiệm vụ mà bác sỹ tự ý đi khám hoặc hội chẩn ở khoa khác mà xảy ra sự cố tại nơi mình được phân công nhiệm vụ thì bác sỹ phải chịu trách nhiệm, đây là quy chế thường trực của bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và tất cả đều phải thực hiện”, ông Hoàng Đình Khiếu nói.</p> <p>Đối với quy định trong một ca chạy thận, 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng không được chăm sóc quá 6 bệnh nhân, ông Khiếu cho biết giáo trình hướng dẫn của Bệnh viện Bạch Mai đã quy định rõ, phù hợp với quy định bác sỹ phải có mặt trong suốt ca chạy thận.</p> <p>Nói đến vai trò của Hoàng Công Lương trong sự cố, ông Hoàng Công Tình cũng khẳng định ngày hôm đó bác sỹ Lương được phân công trực buồng bệnh tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, nhưng trong buổi sáng hôm đó bác sỹ Lương sang thăm khám cho một số bệnh nhân tại Đơn nguyên Hồi sức tích cực.</p> <p>Nhưng trái với ông Khiếu, ông Tình khẳng định không có quy định nào khẳng định bác sỹ phải có mặt trong suốt ca chạy thận.</p> <p><strong>Ai quản lý hệ thống RO?</strong></p> <p>Liên quan đến hệ thống RO tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, ông Tình cho biết bản thân ông chỉ biết đến hệ thống này sau khi xảy ra sự cố y khoa ngày 29/5/2017. Trước đó, với tư cách Phó khoa, ông cho biết trách nhiệm quản lý thiết bị thuộc về Phòng Vật tư - Thiết bị y tế.</p> <p>Trong khi hồ sơ vụ án thể hiện có việc ông Tình được nhận bàn giao hệ thống RO số 1, ông Tình cho biết “không nhớ” về việc bàn giao này. Đối với hệ thống RO số 2, mặc dù bị cáo Trương Quý Dương đã nhiều lần khẳng định trước Tòa đây là thiết bị của bệnh viện, không liên quan gì đến Công ty Thiên Sơn, nhưng ông Tình lại nói: "Tôi chỉ biết có hệ thống RO, không biết là có mấy hệ thống RO. Tôi cũng không nắm được là giao cho ai".</p> <div>PV</div> </div> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Xét xử vụ chạy thận Hòa Bình: HĐXX bất ngờ “truy” bác sỹ Hoàng Công Tình
(Khoahocdoisong.vn) - Ngày làm việc thứ 6, phiên tòa xét xử vụ án hình sự liên quan đến sự cố y khoa trong chạy thận tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, HĐXX tiến hành đặt câu hỏi đối với bác sỹ Hoàng Công Tình – Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện này.
Theo infonet.vn
Cơ quan điều tra cấm BS. Hoàng Công Lương đi khỏi nơi cư trú
Xét xử BS Hoàng Công Lương: Có dấu hiệu thay đổi hiện trường vụ án
Vẫn truy tố BS Hoàng Công Lương có gây tác dụng ngược?
Vụ xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương: Hoãn đến ngày 15/5
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Vụ án xét xử BS Hoàng Công Lương không có gì phức tạp
Công dụng bất ngờ của lá khế, nhiều người chưa biết
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây khế có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, hoa. Người ta sử dụng lá khế tươi hoặc sấy khô, vỏ thân cây và rễ sao vàng dùng làm thuốc.
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Loại rau "rẻ bèo" giúp giảm cholesterol xấu, bán đầy chợ Việt
Lá rau đay giàu đồng nên có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol có lợi. Ngoài ra, Ăn rau đay thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng da kém, mụn trứng cá,...
5 thực phẩm rẻ tiền, bán đầy chợ Việt là "khắc tinh" của ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm thấy tại các chợ Việt Nam lại hoàn toàn có thể giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh ung thư.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Thủng hồi tràng do... thói quen ngậm tăm sau ăn
Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.
Tiêu sợi huyết "giờ vàng", cứu bệnh nhân đột quỵ não cấp liệt nửa người
Đột quỵ nhồi máu não là căn bệnh cấp tính nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng có thể gây di chứng thần kinh kéo dài, thậm chí tử vong.
Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá đu đủ chứa vô vàn lợi ích sức khỏe
Nhắc đến lợi ích của lá đu đủ chắc không phải ai cũng biết. Lá đu đủ có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời là dược liệu giúp phòng và trị nhiều bệnh khá hiệu quả.
Địa chỉ vàng: Các bệnh viện điều trị tuyến giáp uy tín tại Hà Nội
Hiện tại, nhiều người lạm dụng mổ u tuyến giáp mà không lường trước những tác hại của nó. Với ung thư tuyến giáp bắt buộc phải mổ, các trường hợp bướu giáp đơn thuần nên điều trị nội khoa theo dõi.