Loãng xương ở nam giới: Gãy xương ở đâu đều tăng nguy cơ tử vong

(khoahocdoisong.vn) - Ở nữ giới bị loãng xương, nguy cơ tử vong chủ yếu gia tăng trên nhóm bị gãy cổ xương đùi. Còn ở nam giới, gãy xương đùi hay gãy đốt sống hoặc các loại gãy xương do loãng xương đều làm gia tăng nguy cơ tử vong, gần như gấp đôi so với nữ giới.

Lối sống đặc thù khiến nam giới dễ loãng xương

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, hiện chưa có một điều tra dịch tể học đầy đủ để xác định chính xác tỷ lệ loãng xương chung cho cả nam và nữ ở nước ta. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới và 30 - 40% ở nữ giới.

Tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới (Ảnh minh họa).

Tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới (Ảnh minh họa).

Ngoài tuổi tác, nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở nam giới có thể là do các bệnh lý (bệnh lý nội tiết, tiêu hóa, huyết học, viêm mạn tính, bệnh lý tuyến giáp…) và sử dụng thuốc như lạm dụng corticoid kéo dài. Nam giới còn nhiều yếu tố dẫn đến loãng xương liên quan đến lối sống.

Tuổi cao, người đang hút thuốc lá, thường lạm dụng rượu bia, thiếu canxi, vitamin D, cân nặng không kiểm soát tốt dẫn đến thừa cân - béo phì, hạn chế khả năng vận động, từng có tiền sử gãy xương khiến nam giới gia tăng loãng xương…  

Đặc biệt, ở nam giới, thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học, ít sử dụng nguồn canxi giá trị sinh học cao (sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa). Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn hiện tại của đa số người Việt Nam ước tính trung bình chỉ cung cấp khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày.

Nguyên nhân gây thiếu canxi còn có thể do hấp thu canxi kém vì không có đủ lượng vitamin D hoặc cơ thể mất quá nhiều canxi qua đường nước tiểu do thói quen ăn uống chưa khoa học như lạm dụng quá nhiều nước ngọt có gas, lạm dụng cà phê, thuốc lá, thói quen ăn quá mặn, sử dụng quá nhiều rượu, bia… 

Sự thiếu hụt vitamin D ngoài lý do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, còn có thể liên quan đến một số thói quen sinh hoạt không như do công việc văn phòng ít ra ngoài, làm hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn tới giảm sự tổng hợp vitamin D qua da. Cùng với đó, công việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, ít vận động, ít ra ngoài trời, cũng như thói quen lười vận động, tập luyện cũng góp phần làm cho tốc độ mất xương gia tăng.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây loãng xương và gia tăng gãy xương liên quan đến giới tính là thiểu năng sinh dục và thiếu hụt testosterone. dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ tim mạch, tăng nguy cơ gãy xương và tử vong.

Nghiên cứu ghi nhận, những nam giới thiếu hụt testosterone, tỷ lệ mất xương hông chiếm tới khoảng 22,5%. Theo một khảo sát ở Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, ghi nhận trong những bệnh nhân đến điều trị nội khoa các bệnh cơ xương khớp, kể cả loãng xương, 45% bị thiếu hụt testosterone.

Đối với điều trị loãng xương ở nam giới cần giải quyết triệt để các bệnh lý nền, có thể giúp đảo ngược quá trình mất xương, giảm nguy cơ gãy xương và giảm nhu cầu sử dụng các thuốc chống hủy xương. Người bệnh nên được bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, xem xét chỉ định liệu pháp testosterone thay thế và các thuốc ức chế hủy xương nếu cần thiết.

Tăng khối lượng xương đỉnh, dự trữ cho xương tuổi già

Khối lượng xương phát triển đầy đủ nhất ở tuổi trưởng thành và suy giảm dần từ tuổi 30 - 35. Chính vì vậy, ở giai đoạn niên thiếu và tuổi trẻ nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không hợp lý, thói quen ít vận động thể lực, lạm dụng thuốc và một số chế phẩm sẽ làm cho sự tạo xương không đầy đủ dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.

PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM cho biết, để giảm thiểu gánh nặng của gãy xương và phòng ngừa loãng xương, ngay từ khi cuộc sống bắt đầu và duy trì suốt cuộc đời. Nếu khối lượng xương đỉnh tăng được 10%, sẽ giảm 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

Tập thể dục, tắm nắng mai 15 phút vài lần trong tuần và chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp cho xương giúp phòng ngừa loãng xương (Ảnh minh họa).

Tập thể dục, tắm nắng mai 15 phút vài lần trong tuần và chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp cho xương giúp phòng ngừa loãng xương (Ảnh minh họa).

Bên cạnh chế độ vận động thường xuyên, phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần (nắng buổi sáng sớm khoảng 6h30 - 7h30) để tạo được lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, cần phải nói đến một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho xương. Đó là chế độ ăn uống bảo đảm đầy đủ khoáng chất (quan trọng nhất là canxi) và vitamin (quan trọng nhất là vitamin D). 

“Trong mỗi bữa ăn hằng ngày, chúng ta cần chú trọng đến các thực phẩm giàu canxi bao gồm các loại cá (loại cá nhỏ khi kho nhừ có thể ăn cả xương); các loại hải, thủy sản như tôm, cua, cá. ốc… đặc biệt là cua đồng khi giã và nấu canh; các loại rau quả có màu sắc đậm, các loại đậu, rau cải xanh, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, bông cải xanh, rau bó xôi, các loại rau mầm, trái ớt ngọt, cam tươi, đu đủ, dâu tây, kiwi….

Bên cạnh đó, cần có thêm khoảng 500ml sữa (hoặc các chế phẩm từ sữa, tính tương đương) mỗi ngày. 

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top