Ông tâm sự: “Cả đời mình chưa làm gì cho quê hương, nay về hưu muốn có việc làm, nếu tổ chức phân công việc gì tôi cũng làm, trả ơn cho nơi mà mình được sinh ra, nhân dân đùm bọc dạy dỗ trong những ngày còn thơ ấu”.
Buổi đầu sinh hoạt chi bộ ở khu dân cư, thấy ông văn hay chữ tốt nên ông được giao làm thư ký chuyên trách chi chép cho chi bộ mỗi khi có cuộc họp, ông vui vẻ nhận ngay. Biên bản ông viết rất rõ ràng, rành mạch từng câu từng chữ, nội dung đầy đủ. Đảng ủy có lần về kiểm tra Nghị quyết của chi bộ được biểu dương khích lệ.
Với ông Hào, có vận động làm việc mới thấy vui, thấy khoẻ.
Trong khu dân cư có nghị quyết sửa chữa ngôi đình, ngôi chùa và làm nhà thờ liệt sĩ, phân công ông vào ban kiến thiết, được giao ghi chép theo dõi những người tham gia đóng góp bằng tiền, sổ sách, ông ghi chép rất rành mạch, cụ thể.
Ông còn ghi ra một tờ giấy to, công khai dán tại trụ sở nhà văn hóa khu để mọi người biết tên mình đã được ghi vào danh sách công đức, ngoài ra ông còn công bố ở các hội nghị nhân dân, đọc trên loa phát thanh để động viên những người đã đóng góp và nhắc nhở những người chưa tham gia. Việc làm của ông đã khuyến khích được phong trào, bà con trong khu dân cư đều tin tưởng tích cực tham gia đóng góp.
Ngoài ra ông còn tham gia là một thành viên trong Ban quản lý di tích, thường xuyên có mặt ở các điểm thờ tự để hương khói những ngày tuần, ngày lễ được chu đáo, đầy đủ, tự tay ông còn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ trong khuôn viên khu di tích, ông còn tham gia ban chấp hành hội cựu giáo chức xã, phụ trách công tác khuyến học của khu dân cư, việc gì được phân công ông cũng đều hoàn thành một cách xuất sắc.
Có người nói, về hưu tiền lương được hơn mười triệu đồng một tháng, cứ ngồi mà hưởng thụ, việc gì phải động chân, động tay cho vất vả, đi suốt ngày có được đồng tiền thù lao nào đâu, ông nói: “Tôi không nghĩ thế, gần suốt đời mình đi công tác thoát ly, dù có làm gì đi chăng nữa, nay về nghỉ hưu vẫn là con dân cháu làng, phải hòa chung với mọi người xây dựng quê hương, dù việc to hay nhỏ, dễ hay khó mà tổ chức hay bà con phân công tôi vẫn phải làm đến nơi đến chốn, có hoạt động mới biết cái vất vả, khó nhọc của mọi người, có vận động làm việc mới thấy càng vui, càng khỏe”.
Buổi sáng sớm nào cũng thấy ông đội mũ công nhân, đeo khẩu trang, cầm một gậy côn đi thể dục chung quang đường làng, ngõ xóm để kiểm tra việc an ninh, trật tự.
Ông Nguyễn Song Hào, một quân nhân về hưu, một cựu chiến binh đã hoàn thành việc nước, nay lại hết lòng chăm lo công việc cho dân, mọi người trong khu dân cư đều ca tụng và yêu mến ông – một người lính cụ Hồ có phẩm chất tốt.
Đặng Lê Văn
(Xuân Lộc, Thanh Thủy, Phú Thọ)