Làm hoa bằng tiền thật có vi phạm pháp luật?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm làm hoa bằng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, nếu việc làm hoa bằng tiền Việt Nam (cắt, xé, dán,...) dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Vào những ngày lễ, thị trường xuất hiện các bó hoa quà tặng làm bằng tiền thật. Những tờ tiền mới được dán băng dính vào que và cuộn lại để tập hợp thành "bó hoa tiền" đẹp mắt đã khiến nhiều khách hàng ưa chuộng bởi giá trị, sự độc đáo của chúng. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền để làm hoa đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.

Ảnh minh họa, nguồn: kinhtedothi.vn

Ảnh minh họa, nguồn: kinhtedothi.vn

Thời gian qua, lực lượng Công an đã phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở một số hộ kinh doanh thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ tiền Việt Nam. Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các hành vi gây hư hỏng, làm rách khiến cho tiền không có giá trị lưu thông hay khó khăn trong việc kiểm, đếm.

Theo Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam, có 4 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả

2. Huỷ hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định cấm làm hoa bằng tiền Việt Nam. Nhưng nếu việc làm hoa bằng tiền Việt Nam (cắt, xé,..) dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, khoản 3, Điều 31, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng nêu rõ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

Bên cạnh đó, về hình thức xử phạt bổ sung có thể bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện theo quy định. Trường hợp nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top