Làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch?

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề phổ biến, đặc biệt khi đi du lịch. Việc thay đổi môi trường sống, khẩu vị, cùng với việc thưởng thức các món ăn mới lạ có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn bị “sốc”.
Mới đây, vụ việc gần 50 du khách nghi ngộ độc thực phẩm tại Mũi Né gây xôn xao. Cụ thể, 48 du khách trong đoàn 182 người đến du lịch Mũi Né phải nhập viện điều trị, nghi do ngộ độc thực phẩm.
Chiều tối 26/7, đoàn này ăn tối tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng. Sáng hôm sau, họ ăn buffet sáng và ăn trưa tại Resort Sailing Bay Mũi Né. Đến chiều cùng ngày, một người trong đoàn có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, nôn nên được đưa đến Bệnh viện An Phước cấp cứu. Sau đó, thêm nhiều người cũng xuất hiện triệu chứng tương tự, được nhập viện nghi do ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề phổ biến, đặc biệt khi đi du lịch. Việc thay đổi môi trường sống, khẩu vị, cùng với việc thưởng thức các món ăn mới lạ có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn bị “sốc”. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, du khách nên lưu ý những điều sau:
Chọn địa điểm ăn uống uy tín
Du khách nên ưu tiên các nhà hàng, quán ăn có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan sát tình trạng vệ sinh của nhà bếp, dụng cụ ăn uống và đọc các đánh giá của khách hàng khác trên các ứng dụng du lịch.
Hạn chế ăn các món ăn sống, tái, chưa được nấu chín kỹ. Tránh mua đồ ăn từ những người bán hàng rong không đảm bảo vệ sinh.
Cach phong tranh ngo doc thuc pham khi di du lich
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch. Ảnh: Kinh tế & Đô thị
Cẩn thận với nước uống
Không chỉ vấn đề đồ ăn, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, mọi người cũng cần lưu ý đến vấn đề nước uống. Luôn đảm bảo mang theo nước uống đóng chai ở mọi nơi bạn đến trong chuyến du lịch của mình.
Hạn chế sử dụng đá lạnh trong các loại đồ uống khi bạn không chắc chắn nước sử dụng làm lạnh, làm đá đã được tiệt khuẩn trước khi sử dụng. Đặc biệt, khi đi du lịch vào mùa nóng cần cẩn thận với việc sử dụng nước đá, không nên ăn kem hay uống nước giải khát ướp lạnh dọc đường.
Luôn rửa tay sạch sẽ
Mọi người nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn khi điều kiện không thuận lợi.
Mang theo thuốc chống ngộ độc
Tốt nhất hãy luôn chuẩn bị sẵn cho mình các loại thuốc tiêu hoá, thuốc phòng ngừa cho bệnh tiêu chảy. Khi cảm thấy bụng mình không ổn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc và thực hiện theo.
Theo Đời sống
Ai nên hạn chế uống bia?

Ai nên hạn chế uống bia?

Bia là một thức uống yêu thích và cũng có lợi cho sức khỏe con người. Uống bia với lượng vừa phải có thể tạo tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Vậy ai nên hạn chế uống bia, để tránh gây hại sức khỏe?
back to top