Sau ngộ độc thực phẩm, nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Sau ngộ độc thực phẩm, sức khỏe người bệnh thường suy kiệt và ăn uống không ngon miệng. Do đó, chú ý lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu, tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ đường ruột.

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi mầm bệnh làm ô nhiễm thức ăn hoặc nước uống. Hiện nay ngộ độc thực phẩm là tính trạng xảy ra tương đối phổ biến.

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm hãy để dạ dày của bạn ổn định. Khi bạn gặp phải các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng các chuyên gia khuyên nên để dạ dày của bạn nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa là tránh ăn và uống hoàn toàn trong vài giờ.

Sau ngộ độc thực phẩm, nên ăn gì để nhanh hồi phục? Ảnh minh họa

Sau ngộ độc thực phẩm, nên ăn gì để nhanh hồi phục? Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thực phẩm sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn bổ sung để đẩy nhanh quá trình hồi phục:

Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự tác động của ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa và tiêu chảy sẽ làm mất nước và cân bằng điện giải, do vậy hãy bắt đầu bằng việc uống vài ngụm nước nhỏ để phục hồi sức khỏe.

Ngoài nước lọc bình thường, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây, cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước luộc gà hay các loại nước điện giải oresol đều được.

Ăn trái cây

Nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây giúp xoa dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn để đẩy lùi các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như chuối hay táo.

Chuối chứa nhiều kali và đường tự nhiên, vừa có khả năng duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể vừa bổ sung năng lượng dồi dào.

Táo sẽ giúp giảm tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày, làm dịu lớp niêm mạc và giảm chứng tiêu chảy rất hiệu quả.

Ngũ cốc

Ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất cần thiết như magie, canxi, kali và là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn có khả năng cải thiện nhu động ruột, giúp tăng sự kết rắn phân, giúp hệ tiêu hóa luôn được sạch sẽ. Có thể nấu cháo yến mạch để sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Sữa chua

Quá trình ngộ độc thực phẩm có thể tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột. Do vậy, khi cảm thấy bản thân đã khỏe lại, người bệnh có thể sử dụng sữa chua để tái tạo những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Trà

Có thể sử dụng các loại trà như gừng, hoa cúc, bạc hà,...sau ngộ độc thực phẩm. Được biết, những loại trà này có khả năng giảm viêm, xoa dịu dạ dày, bù nước và hạn chế các cơn buồn nôn hiệu quả.

Thức uống có chứa pedialyte

Những người sau khi ngộ độc thực phẩm thường gặp phải tình trạng mất nước. Vì thế, việc bổ sung nước và các chất điện giải là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thức uống có chứa pedialyte để hạn chế tình trạng mất nước.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
Ai không nên uống nghệ mật ong?

Ai không nên uống nghệ mật ong?

Uống nghệ mật ong đang dần trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng hỗn hợp này.
back to top