Top những thực phẩm dễ gây ngộ độc khi bảo quản không tốt mùa nắng nóng

Nắng nóng là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu và biến chất nếu không bảo quản cẩn thận.

Trứng

Trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella ngay cả khi chúng trông sạch và không bị dập vỡ. Bởi vì vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng.

Để phòng ngừa ngộ độc do vi khuẩn Salmonella, bạn không nên ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Lưu ý bảo quản trứng trong tủ lạnh ở 4 độ C hoặc lạnh hơn, bỏ trứng bị nứt và rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến trứng.

Sữa

Trong sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi sống bao gồm pho mát mềm, kem và sữa, có nhiều loại vi khuẩn được tìm thấy như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.

Khi bị nhiễm bệnh, bạn có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc nôn mửa. Một số người với khả năng phòng vệ miễn dịch kém có thể gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Để phòng ngừa, chúng ta nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng, sản xuất và bảo quản đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thịt gà

Thịt gà sống thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp.

Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn khi sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.

Bạn nên lưu ý, dù đồ ăn đã được nấu chín nhưng điều đó không có nghĩa chúng còn an toàn nếu bạn không bảo quản tốt. Để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, thức ăn thừa nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C. Đối với những phần thịt lớn như thịt quay hay nguyên cả con gà tây, bạn nên chia nhỏ chúng để làm lạnh nhanh hơn.

Thịt bò xay

Vi khuẩn E.coli sống trong ruột gia súc và có thể nhiễm vào thịt bò trong quá trình giết mổ. Giống như bất kỳ loại thực phẩm tươi sống nào khác, thịt bò xay rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng.

Vì vậy, bạn phải sử dụng thịt bò xay càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập và cần nấu chín kỹ thịt để đảm bảo an toàn.

Thực phẩm đóng hộp

Đóng hộp là cách thức giúp bảo quản thực phẩm được lâu dài. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc như nhiễm độc tố Botulinum nếu chế biến, bảo quản và sử dụng không đúng cách.

Botulinum là độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đây là loại độc tố có độc lực mạnh hơn tất cả các vi khuẩn khác và thời gian ủ bệnh thường từ 8 - 10 giờ, có trường hợp chỉ 4 giờ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Các biểu hiện có thể gặp phải khi cơ thể bị nhiễm độc tố đó là: Nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, táo bón. Một số trường hợp nặng hơn bị giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim...

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ hoặc mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Ngoài ra nên sử dụng sản phẩm ngay sau khi mở hộp, không nên để lâu vì có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người dùng.

Cá hồi sống

Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, các món ăn phổ biến nhất từ cá hồi là ăn sống, sashimi, cá sống ướp muối và đường,... có thể ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe vì cá hồi sống có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng như: Vi khuẩn Vibrio, Listeriosis; giun Anisakiasis,...

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top