Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần nhận biết sớm

Ngộ độc thực phẩm không phải là tình trạng hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn và khá nghiêm trọng.

Đau bụng

Đau bụng là một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở người bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do ăn phải thực phẩm chứa các sinh vật gây hại tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng.

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một biểu hiện ngộ độc thực phẩm phổ biến, là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Đây là một biểu hiện điển hình xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Phân nát hoặc lỏng, có mùi khó chịu và có thể có lẫn chất nhầy hoặc máu.

Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, người bệnh có thể đi ngoài ra máu. Kèm theo tiêu chảy nhiều lần còn có những dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.

Thông thường, người bị ngộ độc sẽ tiêu chảy trong khoảng 2 - 3 ngày, tuy nhiên đối với người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu hơn, tình trạng này cũng kéo dài hơn. Dù là triệu chứng phổ biến thường gặp nhưng cũng cần hết sức lưu ý, tránh trường hợp để bệnh nhân tiêu chảy liên tục mà không có biện pháp xử lý gây mất nước, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Buồn nôn và nôn

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đau bụng tiêu chảy, nhiều người cũng có các biểu hiện như buồn nôn và nôn sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Điều này xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng.

Ngoài ra, có một số người còn tiếp tục rơi vào tình trạng nôn khan, nghĩa là đã nôn hết những chất trong dạ dày nhưng vẫn buồn nôn. Cần phải có những phương án xử lý kịp thời tránh để bệnh nhân nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong cơ thể.

Sốt, ớn lạnh

Sau khi nôn mửa, tiêu chảy như trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có các triệu chứng như ớn lạnh và sốt. Nếu người bị ngộ độc sốt quá cao, thân nhiệt lên đến trên 38 độ C, cần đưa tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Mệt mỏi, chán ăn

Tình trạng mệt mỏi, chán ăn bất thường cũng có thể là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là người bệnh đau bụng, tiêu chảy,.. dẫn đến tình trạng mất nước nên khiến cho người bệnh mệt mỏi không muốn ăn uống.

Thông thường, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dẫn đến nhiều ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài ra, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả, bạn cần cẩn thận trong việc chọn lựa và chế biến thực phẩm.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
back to top