Kích thích não sâu trong điều trị Parkinson hiệu quả ra sao?

Phẫu thuật kích thích não sâu là một phương pháp điều trị bệnh Parkinson ít xâm lấn, giúp cải thiện các triệu chứng điển hình như: run, đơ cứng, loạn động, dao động vận động…

TS.BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi áp dụng điều trị kích thích não sâu làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn để tiết chế liều thuốc cũng như giảm được các tác dụng của thuốc.

cac-bac-si-bv-dhyd-tphcm-thuc-hien-phau-thuat-kich-thich-nao-sau-cho-nguoi-benh.jpg
Phẫu thuật kích thích não sâu là một phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn đối với bệnh Parkinson giúp giảm rối loạn vận động...

Điển hình như trường hợp người bệnh L.M.K (60 tuổi, TPHCM), được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson từ 7 năm trước, hiện đang áp dụng điều trị thuốc lên đến 6 liều/ngày.

Ông K có biểu hiện run nặng, cứng chi ưu thế bên phải kèm theo đi lại khó khăn và sinh hoạt bất tiện (khó nói, cử động chậm chạp,…).

Sau khi được thực hiện các xét nghiệm đánh giá và kiểm tra về thần kinh, tâm lý, ca bệnh được các bác sĩ hội chẩn đa chuyên khoa và chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu.

Người bệnh hậu phẫu thuật được lưu lại theo dõi các biến chứng tại bệnh viện, hướng dẫn chăm sóc và tập luyện cải thiện chức năng.

Trong quá trình tái khám định kỳ hàng tuần, ông K được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh điều chỉnh cường độ và vị trí phát xung thích hợp. Kết quả cho thấy biểu hiện loạn động được kiểm soát, triệu chứng run và cứng cơ cũng được cải thiện đáng kể.

Theo TS BS Trần Ngọc Tài, Phó Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn Vận động BV ĐHYD TPHCM, phẫu thuật kích thích não sâu không phải là một phương pháp chữa lành bệnh mà thiên về cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Thêm vào đó, kích thích não sâu ít giúp ích đối với các triệu chứng ngoài vận động (mất trí, trầm cảm, táo bón…) hoặc những biểu hiện như nói khó, đông cứng dáng đi, mất phản xạ tư thế…

Kích thích não sâu được chỉ định khi người bệnh đã được chẩn đoán đúng bệnh Parkinson, người bệnh dưới 75 tuổi và đã có tiền sử bệnh từ 5 năm.

Tuy nhiên, phương pháp này lại không được chỉ định cho người bệnh bị sa sút trí tuệ nặng, loạn thần nặng.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top