Những sai lầm trong chăm sóc người bệnh Parkinson trong dịch Covid-19

Sợ phản ứng thuốc, nên trước và sau tiêm văcxin ngừa Covid-19, bệnh nhân ngừng uống thuốc điều trị Parkinson. Nhiều người bệnh lại không tiêm ngừa Covid-19 vì sợ bệnh Parkinson trở nặng.

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh Parkinson có triệu chứng trở nặng trong giai đoạn Covid-19 do chưa biết cách ứng phó và kiểm soát bệnh hiệu quả.

ts-bs.-tran-ngoc-tai-kham-cho-nguoi-benh.jpg
Parkinson là bệnh lý mạn tính, tiến triển dần theo thời gian nên người bệnh cần phải duy trì sử dụng thuốc liên tục,

Bệnh nhân Phan Thị H. (49 tuổi, TPHCM) có dấu hiệu run khi nghỉ và cử động chậm hơn so với bình thường, được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson giai đoạn I. Các bác sĩ kê toa cũng như tư vấn lộ trình tập luyện phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

Tuy nhiên, do gần đây, chị H. cần tiêm phòng văcxin Covid-19, do sợ xảy ra phản ứng thuốc nên trước và sau khi tiêm, chị ngừng uống thuốc điều trị Parkinson làm các biểu hiện run rẩy nhiều, chậm cử động nhiều hơn và mệt nhiều hơn phải nhập viện.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, một số người bệnh Parkinson và người nhà chưa hiểu rõ các lưu ý để ứng phó với dịch bệnh một cách hiệu quả, dẫn đến các sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

TS.BS Trần Ngọc Tài, Phó Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, Parkinson là bệnh thoái hóa tế bào sản xuất dopamine của não vì thế người bệnh gặp nhiều vấn đề trong điều khiển cơ thể và kiểm soát hành vi của bản thân.

Còn theo ThS BS. Đặng Thị Huyền Thương, Khoa Thần kinh, các biểu hiện ngoài vận động rất đa dạng và có thể biến đổi khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn theo thời gian.

Một số triệu chứng ngoài vận động thường thấy ở người bệnh Parkinson có thể kể đến như: rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, táo bón hoặc nặng hơn là ảo thị và thay đổi tính cách.

Theo TS BS. Trần Ngọc Tài, Parkinson là bệnh lý mạn tính, tiến triển dần theo thời gian nên người bệnh cần phải duy trì sử dụng thuốc liên tục, chỉ thay đổi khi xuất hiện tác dụng phụ và có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Người bệnh Parkinson ở tất cả giai đoạn hiện không có chống chỉ định đối với văcxin phòng ngừa Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc điều trị Parkinson trước và sau tiêm.

Trường hợp người bệnh Parkinson không may nhiễm Covid-19 sẽ có nguy cơ trở nặng do đã có sẵn bệnh lý nền, cần điều trị song song Covid-19 lẫn Parkinson bằng thuốc và chế độ vận động được các bác sĩ chỉ định.

Hậu Covid-19, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ trực tiếp kiểm tra, điều chỉnh thuốc nếu cần thiết và hướng dẫn các bài tập vận động trở lại, phòng ngừa những biến chứng nặng nề sau này.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top