Huyết áp thấp ăn mặn gây rối loạn thận

Nhiều người cho rằng, bản thân huyết áp thấp nên không cần kiêng mặn, thậm chí ăn mặn hơn để tăng huyết áp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, huyết áp thấp không có nghĩa ăn mặn thoải mái. Nếu ăn mặn có nguy cơ gây viêm cầu thận, rối loạn tiêu hóa…

Không nên ăn quá mặn

Viêm cầu thận, rối loạn tiêu hóa vì ăn mặn

Theo BS Phạm Thái Nguyên, nguyên cán bộ Khoa Nội, Bệnh viện Quân y 103, nhiều thông tin cho rằng khi bị huyết áp cao cần kiêng mặn. Vì ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp hơn. Vì thế, người bị huyết áp thấp, nếu không may bị hạ có thể uống nước muối mặn để làm tăng huyết áp. Thậm chí, trong các chế độ ăn có thể vẫn ăn mặn bình thường.

Tuy nhiên, trên thực tế, ăn mặn không những ảnh hưởng đến người cao huyết áp mà người thấp huyết áp cũng có thể gây ra những nguy cơ sức khoẻ. Bởi ăn mặn không những làm tăng huyết áp mà người lại sẽ gây nên tình trạng tăng tái hấp thu natri ở ống thận.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Nhưng nếu ăn mặn thường xuyên có thể gây nên tình trạng tăng trường diễn tái hấp thu natri dẫn đến nước thải ra bị hấp thu trở lại. Về lâu dài sẽ gây nên nguy cơ viêm cầu thận, rối loạn chức năng thận, sỏi thận…

“Nếu ăn bình thường, nước tiểu sẽ được đào thải ra ngoài. Nhưng do ăn mặn, không chỉ nước ở cơ thể bị huy động bù vào mà ngay cả nước tiểu này cũng bị hấp thu lại dẫn đến những nguy cơ rối loạn thận, tích lũy chất độc, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cũng do ăn mặn nên kéo theo các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, dạ dày, phù người…”, BS Phạm Thái Nguyên cho biết.

Tìm nguyên nhân hạ huyết áp

BS Phạm Thái Nguyên cũng cho hay, quan niệm khi hạ huyết áp uống nước muối là không đúng. Bởi như đã nói, nước muối không thể giúp tăng huyết áp một cách đảm bảo an toàn cho cơ thể. Mà khi hạ huyết áp, nên tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Ví dụ như nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp có thể có thần kinh giao cảm, do chảy máu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất chất điện giải… Các nguyên nhân cần có biện pháp khắc phục lâu dài như uống thuốc thần kinh, truyền nước bù điện giải, chữa tiêu chảy, cầm máu và truyền bù máu… Trong đó, nếu bình thường hạ huyết áp có thể uống nước gừng ấm giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể chứ không được uống nước muối.

Còn chế độ ăn, nên ăn uống bình thường, không nên quá nhạt nhưng cũng không nên ăn mặn. Tránh ăn các thực phẩm đống hộp hoặc muối. Bởi trong các thực phẩm này, muối đóng vai trò vừa bảo quản, vừa chế biến nên thường cao hơn thực phẩm khác.

Nếu có thói quen ăn mặn cần hạn chế, giảm dần thông qua một số biện pháp như chế biến cho thêm các gia vị khác để tăng khẩu vị món ăn, lấn át cảm giác thiếu muối gây nhạt miệng. Ví dụ, khi thức ăn có vị chua sẽ giảm được muối tương đối nhiều, hoặc thêm gia vị như ớt tiêu, gừng trong kho cá sẽ giảm cảm giác thiếu mặn. Thậm chí hòa loãng nước mắm khi chấm cũng là một cách hiệu quả để giảm mặn. Khi ăn mặn cần uống nhiều nước nhằm bù lại nước đã mất.

Hà Linh

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
back to top