Học sinh phải được dạy cách dùng mạng xã hội

Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau từ mâu thuẫn trên Facebook cho thấy các em đang sử dụng mạng xã hội theo chiều hướng tiêu cực, đáng báo động.

<div> <p style="text-align: justify;">Li&ecirc;n tiếp hai vụ <span>đ&aacute;nh nhau</span> của học sinh THPT hồi cuối th&aacute;ng 10 tại TP HCM khiến nhiều em bị thương c&oacute; li&ecirc;n quan đến những m&acirc;u thuẫn tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội. C&aacute;c h&igrave;nh ảnh bạo lực n&agrave;y c&ograve;n được người tham gia ghi lại v&agrave; đưa l&ecirc;n Facebook. Hay mới đ&acirc;y, nam sinh lớp 8 trường THCS Ng&ocirc; Quyền đ&atilde; c&oacute; h&agrave;nh vi <span>x&uacute;c phạm</span> nh&acirc;n phẩm một ban nhạc H&agrave;n Quốc v&agrave; cộng đồng h&acirc;m mộ họ tr&ecirc;n Facebook khiến bản th&acirc;n, gia đ&igrave;nh v&agrave; cả gia đ&igrave;nh bị hăm dọa.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Huỳnh Thanh Ph&uacute;, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, cho biết vừa kịp thời ngăn chặn, giảng h&ograve;a 3 trường hợp học sinh &quot;lời qua tiếng lại&quot; tr&ecirc;n mạng, hay ph&aacute;t hiện nhiều em c&oacute; dấu hiệu bị trầm cảm, uẩn ức hoặc thiếu sự quan t&acirc;m của cha mẹ. Mạng x&atilde; hội hiện nay như đời sống x&atilde; hội thứ hai của phần lớn học sinh trung học. Thế giới mạng l&agrave; ảo nhưng ảnh hưởng của n&oacute; tới học sinh l&agrave; thật. Trong khi đ&oacute; nh&agrave; trường, gia đ&igrave;nh chưa quan t&acirc;m đ&uacute;ng mức v&agrave; đ&uacute;ng c&aacute;ch.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực (quận Gò Vấp) trong một buổi sinh hoạt ngoại khoá về pháp luật và ứng xử trên mạng xã hội. Ảnh: Mạnh Tùng." src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/16/hoc-sinh-trung-hoc-nguyen-trun-4643-4108-1573282668.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực (quận G&ograve; Vấp) trong một buổi sinh hoạt ngoại kh&oacute;a&nbsp;về ph&aacute;p luật v&agrave; ứng xử tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội. Ảnh: <em>Mạnh T&ugrave;ng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo &ocirc;ng Ph&uacute;, học sinh tuổi mới lớn thường muốn t&aacute;ch m&igrave;nh khỏi sự bảo bọc của cha mẹ, muốn khẳng định bản th&acirc;n. C&aacute;c em dễ bị nhiễm độc trước th&ocirc;ng tin ti&ecirc;u cực, dễ bị h&ugrave;a theo đ&aacute;m đ&ocirc;ng, l&agrave;m những việc được nhiều người &quot;like&quot; bởi cho rằng n&oacute; đ&uacute;ng, hợp thời. Những m&acirc;u thuẫn, xung đột tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội giữa c&aacute;c c&aacute; nh&acirc;n, nh&oacute;m bạn cũng diễn ra từ đ&oacute;.</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Học sinh cần được dạy c&aacute;ch sử dụng mạng x&atilde; hội một c&aacute;ch th&ocirc;ng minh, c&oacute; văn h&oacute;a, c&oacute; ch&iacute;nh kiến, biết phản biện nhưng lu&ocirc;n chấp nhận sự kh&aacute;c biệt. Những buổi sinh hoạt chuy&ecirc;n đề với c&aacute;c chuy&ecirc;n gia am hiểu lĩnh vực n&agrave;y l&agrave; cần thiết nhưng đ&acirc;y l&agrave; c&aacute;ch l&agrave;m trước mắt. Về l&acirc;u d&agrave;i, cả trường học v&agrave; gia đ&igrave;nh phải song h&agrave;nh để hướng dẫn con em&quot;, &ocirc;ng Ph&uacute; n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">Ở trường, ban gi&aacute;m hiệu, gi&aacute;o vi&ecirc;n chủ nhiệm v&agrave; tổ chức đo&agrave;n thể phải lu&ocirc;n theo s&aacute;t đời sống học sinh tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội, theo d&otilde;i để uốn nắn những việc l&agrave;m chưa đ&uacute;ng hoặc những nguy cơ xấu c&oacute; thể xảy ra chứ kh&ocirc;ng can thiệp qu&aacute; s&acirc;u v&agrave;o chuyện c&aacute; nh&acirc;n của học tr&ograve;. Gi&aacute;o vi&ecirc;n tổ chức buổi học hấp dẫn, hướng học tr&ograve; sử dụng thời gian v&agrave; thiết bị (điện thoại, m&aacute;y t&iacute;nh) v&agrave;o việc học, hoặc d&ugrave;ng mạng x&atilde; hội để t&igrave;m th&ocirc;ng tin hay.</p> <p style="text-align: justify;">Về ph&iacute;a gia đ&igrave;nh, Hiệu trưởng n&agrave;y cho rằng người lớn phải kiểm so&aacute;t bản th&acirc;n m&igrave;nh để l&agrave;m gương cho con trẻ. Bởi thực tế, kh&ocirc;ng &iacute;t bậc cha mẹ cũng sử dụng mạng x&atilde; hội để g&acirc;y gổ, chế giễu người kh&aacute;c, chia sẻ những c&acirc;u chuyện ti&ecirc;u cực thiếu kiểm chứng. &quot;Cha mẹ ảnh hướng rất lớn đến con c&aacute;i. Thế n&ecirc;n người lớn chưa đ&uacute;ng th&igrave; sao dạy trẻ? Cha mẹ thường chia sẻ những lời hay &yacute; đẹp, những h&igrave;nh ảnh vui tươi th&igrave; con em họ cũng c&oacute; th&aacute;i độ sống t&iacute;ch cực&quot;, &ocirc;ng Ph&uacute; n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Ở g&oacute;c độ t&acirc;m l&yacute; học</strong>, thạc sĩ L&ecirc; Thị Hằng (Trưởng bộ m&ocirc;n T&acirc;m l&yacute;, Khoa Du lịch v&agrave; Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Th&agrave;nh) n&oacute;i, xu hướng tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội ở giới trẻ li&ecirc;n quan trực tiếp đến xu hướng đời thường của họ, 70% những biểu hiện tr&ecirc;n mạng l&agrave; phản &aacute;nh ch&acirc;n thực những suy nghĩ ngo&agrave;i đời.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều chương tr&igrave;nh thiện nguyện, nh&acirc;n vật c&oacute; tầm ảnh hưởng v&agrave; sự kiện c&oacute; gi&aacute; trị được nh&acirc;n rộng, trở th&agrave;nh những tấm gương v&agrave; mục ti&ecirc;u sống, từ đ&oacute; h&igrave;nh th&agrave;nh xu hướng nh&acirc;n c&aacute;ch tốt đẹp của c&aacute;c em. Nhưng cũng kh&ocirc;ng &iacute;t nh&acirc;n vật kh&ocirc;ng tốt, chẳng hạn&nbsp;<span>Kh&aacute; Bảnh</span>, những chuyện kh&ocirc;ng hay như trộm cắp, cờ bạc, h&agrave;nh hung người kh&aacute;c được chia sẻ v&agrave; đ&oacute;n nhận như một tr&agrave;o lưu.</p> <p style="text-align: justify;">Cổ su&yacute; những ti&ecirc;u chuẩn đạo đức, h&agrave;nh vi v&agrave; th&aacute;i độ sống bị b&oacute;p m&eacute;o, l&acirc;u dần người trẻ biến n&oacute; trở th&agrave;nh một nguy&ecirc;n tắc sống cho bản th&acirc;n. &quot;Ch&iacute;nh sự tung h&ocirc; của mạng x&atilde; hội, ch&iacute;nh những lần <em>like </em>hay chia sẻ khiến cho giới trẻ ngộ nhận gi&aacute; trị đ&oacute; l&agrave; chuẩn mực đạo đức của x&atilde; hội&quot;, b&agrave; Hằng ph&acirc;n t&iacute;ch.</p> <p style="text-align: justify;">Theo b&agrave; Hằng, phụ huynh phải gi&aacute;o dục con từ c&aacute;c gi&aacute; trị đạo đức trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy c&ocirc;, bạn b&egrave;. Cha mẹ phải c&oacute; quan t&acirc;m đ&uacute;ng mức tới cảm x&uacute;c của con để gi&uacute;p ch&uacute;ng cảm được đầy đủ t&igrave;nh y&ecirc;u thương của gia đ&igrave;nh, bởi gia đ&igrave;nh l&agrave; c&aacute;i gốc gi&uacute;p định h&igrave;nh nh&acirc;n c&aacute;ch con trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Ở trường, ngo&agrave;i những b&agrave;i học được thường xuy&ecirc;n lồng gh&eacute;p nội dung về mạng x&atilde; hội, cần c&oacute; những buổi học ngoại kh&oacute;a hướng dẫn học sinh ứng xử với t&igrave;nh huống cụ thể. Việc lập những trang giới thiệu tấm gương, h&agrave;nh động đẹp trong học đường l&agrave; việc l&agrave;m cần thiết.</p> <p style="text-align: justify;">Ngo&agrave;i ra, trường học phải đưa ra những quy chế đ&aacute;nh gi&aacute; điểm r&egrave;n luyện th&ocirc;ng qua văn h&oacute;a giao tiếp của học sinh tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội.</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top