Ho ra 300 ml máu do di chứng lao phổi: Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Mới đây, người đàn ông 71 tuổi (TP.HCM) khó thở, mệt mỏi, xây xẩm, choáng váng ho ra 300ml máu đỏ tươi. Sau khi chụp CT cho thấy người đàn ông bị di chứng giãn phế quản tăng sinh mạch máu phế quản sau lao phổi.

Theo các bác sĩ, giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, cũng là biểu hiện di chứng sau lao phổi thường gặp. Ho ra máu là triệu chứng, biến chứng của giãn phế quản vì các mạch máu ở thành phế quản bị giãn nở to, vỡ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:

Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao

Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống

Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…

Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao

Người nhiễm HIV

Sử dụng ma túy dạng chích

Sụt cân (10%)

Bệnh bụi phổi silic

Suy thận hay chạy thận

Đái tháo đường

Cắt dạ dày hay ruột non

Ghép tạng

Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch

Ung thư đầu cổ.

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:

Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.

Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.

Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.

Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Biến chứng của bệnh lao phổi

Bệnh nhân mắc bệnh ho lao là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.

Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top