Hiểu đúng về chất tạo ngọt trong thực phẩm

(khoahocdoisong.vn) - Việt Nam có hơn 2.000 chất phụ gia khác nhau, trong đó có 25 chất tạo ngọt nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Chất tạo ngọt sẽ không nguy hại nếu sử dụng đúng liều lượng, thành phần.

Hỏi: Tôi nghe nói các loại bánh kẹo đều sử dụng chất tạo ngọt. Điều đó có nguy hại không?

Trịnh Hoài Thu (Ba vì, Hà Nội) 

Bà Phạm Thị Ngọc, Hội Khoa học và Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam cho biết, xu hướng sử dụng chất tạo ngọt (hay còn gọi là đường hóa học, đường lỏng) trong thực phẩm hiện nay khá phổ biến. Hiện Bộ Y tế đã có quy định về danh mục 25 chất tạo ngọt nằm trong danh mục được phép sử dụng. Theo đó, chất tạo ngọt được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh nếu sử dụng đúng liều, nhất là với bệnh nhân đái tháo đường và béo phì. Thực tế hiện nay, các loại nước giải khát, bánh kẹo, ô mai, kem, dược phẩm, mỹ phẩm… đang sản xuất ở Việt Nam đều dùng phổ biến chất tạo ngọt này. 

PGS.TS Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học và Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, không nên mặc  nhiên nghĩ rằng chất tạo ngọt là xấu, là có hại. Chất tạo ngọt có độ ngọt cao hơn từ 500-700 lần đường thông thường mà lại không có năng lượng, nên phù hợp để sử dụng cho những mục đích cụ thể. Đây là loại phụ gia mà thế giới cũng đã cho phép dùng đối với một số chất nhất định. Tuy vậy cũng không nên lạm dụng.

Theo Đời sống
back to top