Hậu quả của không tuân thủ điều trị

Việc tự ý ngừng uống thuốc khi đang điều trị các bệnh mạn tính có thể khiến người bệnh phải đổi mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ, thậm chí là tử vong.

Mới đây, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường. Đây là biến chứng rất nguy hiểm đối với người bệnh mãn tính khi không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Qua khai thác bệnh sử người nhà cho biết, bệnh nhân 2 ngày trước bị cảm cúm nên không sử dụng đủ liều thuốc mạn tính đã được kê đơn, đồng thời không kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống nhiều thực phẩm có lượng đường cao.

Không tuân thủ dùng thuốc khiến bệnh có thể trở nặng, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa
Không tuân thủ dùng thuốc khiến bệnh có thể trở nặng, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa

Bệnh nhân nhập viện với tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, môi khô, yếu nửa người trái, huyết áp 150/80mmHg, test đường máu mao mạch là 30,1mmol/l. bệnh nhân được tiếp nhận vào điều trị tại khoa Cấp Cứu - Đơn vị đột quỵ, sau gần 1 ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị.

Tuân thủ điều trị là người bệnh có các hành vi tích cực trong quá trình điều trị bệnh như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể lực và dùng thuốc hoàn toàn đúng như lời khuyên của bác sĩ, điều dưỡng.

Sự tuân thủ điều trị không phải chỉ xảy ra một chiều từ bác sĩ, điều dưỡng mà còn là sự chủ động thông tin từ bệnh nhân với bác sĩ để cùng thảo luận và đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất. Sau khi thảo luận, phải có sự gắn kết và thực hiện theo đúng cam kết thì mới đạt được mức độ tuân điều trị trị cao nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc tuân thủ điều trị rất quan trọng đối với người bệnh mạn tính. Bỏ liều thuốc sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị, xảy ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Khi dùng thuốc thường xuyên, cơ thể người bệnh sẽ đạt đến "trạng thái ổn định" - lượng thuốc đi vào cơ thể (sự hấp thụ) bằng với lượng thuốc đi ra ngoài (chuyển hóa và bài tiết) và căn bệnh được kiểm soát.

Tất cả các loại thuốc đang sử dụng đều có "thời gian bán hủy" - tức là thời gian cần thiết để cơ thể đào thải một nửa (50%) lượng thuốc trong cơ thể.

Nhiều người thường nghĩ rằng không có vấn đề gì khi bỏ lỡ một hoặc hai liều thuốc, đây là suy nghĩ không phù hợp. Một số loại thuốc có thời gian bán hủy dài hơn và một số loại thuốc có thời gian bán hủy ngắn hơn. Nếu bỏ liều thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo, việc tự ý ngừng uống thuốc khi đang điều trị các bệnh mạn tính có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ, thậm chí là tử vong. Thực tế, việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng là để giúp bệnh nhân luôn duy trì được kết quả điều trị tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa biến chứng. Do vậy, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, điều dưỡng điều trị trong việc dùng thuốc và cần đi kiểm tra định kỳ theo giấy hẹn để có kết quả tích cực.

Theo VietnamDaily
Nguy kịch vì uống mật cá trắm tẩm bổ

Nguy kịch vì uống mật cá trắm tẩm bổ

Mật của cá trắm từ 3 kg trở lên nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Khi nuốt vào dạ dày, chất độc này gây tổn thương, viêm, loét đường tiêu hóa,… Sau đó nhanh chóng làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan…
back to top