Gặp người sốc nhiệt do nắng nóng... xử lý thế nào?

Mới đây, Bệnh viện TWQĐ 108 vừa cấp cứu cho chàng trai 29 tuổi bị sốc nhiệt gắng sức dẫn đến hôn mê, suy tạng do chạy bộ trong ngày nắng nóng. Vậy, nếu gặp một người bị sốc nhiệt, phải xử trí như thế nào?

Những ngày vừa qua miền Bắc nước ra trải qua loạt ngày nắng nóng gay gắt. Chính vì thế số người say nắng, sốc nhiệt vì nắng nóng với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Theo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, sốc nhiệt do nắng nóng và say nắng thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như: chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt, và lả nhiệt kiệt sức vì nóng.

Tuy nhiên, trời nắng nóng liên tiếp nhiều này thì tình trạng sốc nhiệt cũng có thể tấn công con người ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước.

Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Khi cơ thể bị sốc nhiệt thì nhiệt độ trung tâm tăng rất cao có thể cap hơn 40 độ C.

Cơ thể bị sốc nhiệt do trời nắng nóng, sẽ dẫn tới các biến chứng liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương, do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Người bị sốc nhiệt nhẹ có thể buồn nôn, tăng nhiệt độ cơ thể liên tục, co giật, lú lẫn, mất định hướng, nói lảm nhảm.

Người bị sốc nhiệt nặng có thể mất ý thức thậm chí dẫn tới hôn mê tổn thương não nghiêm trọng.

Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng như tim, phổi và một số cơ quan khác trong cơ thể".

Với trường hợp sốc nhiệt rất nặng và có thể gây nguy hiểm tính mạng do các cơ chế điều hoà của cơ thể chống lại sang chấn do nhiệt bị mất cân bằng.

Những ngày nắng nóng này, có tới 80% người phơi nắng ngoài đường đều bị say nắng nhưng không nhận ra.

Nếu gặp một người bị sốc nhiệt bạn hãy đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ. Sau đó gọi cấp cứu để đưa người đó đi bệnh viện. Song song với đó hãy giúp người say nắng, sốc nhiệt làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người họ. Bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh. Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.

Theo Đời sống
Nguy hiểm rình rập khi dùng cồn nướng mực, cá

Nguy hiểm rình rập khi dùng cồn nướng mực, cá

Hiện nay, các loại cồn khô, cồn nước được sử dụng phổ biến thay thế bếp gas mini khi nấu ăn. Tuy nhiên, nếu không biết cách nấu, cách chọn loại cồn, người tiêu dùng có thể bị bỏng, trở thành những “ngọn đuốc sống”.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. Ở giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú ở một vị trí có nhiều khả năng điều trị hơn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm vô cùng quan trọng.
back to top