Dùng muỗng không rãnh để tránh ngộ độc thực phẩm

(Khoahocdoisong.vn) - Lợi ích của muỗng không rãnh là trơn, dễ dàng rửa sạch, không bị dính bám thức ăn thừa hay nước rửa chén, tránh ngộ độc thực phẩm.

Từ những năm 2017, UBND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã vận động các cơ sở nhà hàng, quán ăn đường phố sử dung sử dụng muỗng không rãnh để góp phần ngăn chặn ngộ độc thực phẩm. Bằng sự vận động tài trợ từ doanh nghiệp và mạnh thường quân, quận Hải Châu đã đổi hơn 9000 thìa không rảnh để đảm bảo vệ sinh.

Theo Vnexpress, ban đầu khi phòng Y tế bắt đầu vận động thu lại thìa có rãnh từ 850 cửa hàng ăn uống, thì nhiều chủ cơ sở hoài nghi, cho rằng cán bộ quận... lấy về nhà dùng. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng cho rằng thìa dù có rãnh nhưng đã được rửa sạch, nhúng lại nước sôi nên không đồng ý đổi hoặc nộp lại.

Cán bộ quận phải dùng dụng cụ test (nếu nhỏ dung dịch kiểm nghiệm vào thấy đổi màu thì chứng tỏ dụng cụ còn bị bám dầu mỡ, tinh bột) cho thấy những muỗng có rãnh sau khi được rửa bằng cùng một loại nước rửa chén muỗng với muỗng không rãnh, thì muỗng có rãnh còn bám bẩn nhiều hơn.

Dùng muỗng không rãnh để tránh ngộ độc thực phẩm - ảnh 1

Những thìa/ muỗng có rãnh sau khi được rửa bằng cùng một loại nước rửa chén với muỗng không rãnh, thì muỗng có rãnh còn bám bẩn nhiều hơn. Ảnh: Internet

Hành động của UNBD quận Hải Châu nhận được rất nhiều đồng tình từ người tiêu dùng trên cả nước. Bạn đọc có nickname P.P nói rằng: 'Việc làm nhỏ ý nghĩa to. Nên triển khai cho toàn dân'.

Hay bạn Trương Văn Tốt cho biết: 'Để thực hiện một chính sách, ở đây là vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần thực hiện từ chi tiết nhỏ mới hiệu quả được. Tôi đồng ý với sáng kiến này của Đà Nẵng'

Theo đó, nhiều người cũng bày tỏ ý kiến, nên thay đổi cả các phương tiện ăn uống khác như đĩa nhựa, bát nhựa, và cả đũa ăn...

Bạn đọc có tên Kevin cho rằng: 'Đũa gỗ ở các quán ăn cũng cần được quan tâm. Vì thông thường nó khá bẩn. Đũa sau khi khách sử dụng được quăng 1 đống gần nhà vệ sinh, thậm chí gần thịt sống, sau đó mới đem đi rửa qua loa, bao nhiêu tạp chất thấm như vậy, gắp thức ăn là 1 ổ vi khuẩn trong đấy'.

Chị Nguyễn Thanh (quận Hải Châu, Đà Nẵng) đưa ra ý kiến: 'Sau khi triển khai hy vọng địa phương sẽ duy trì kiểm tra và dần tạo thói quen không chỉ các quán ăn mà hộ gia đình cũng sử dụng muỗng này'.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghê sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng cho hay, thay đổi là tốt tuy nhiên muỗng/thìa có rảnh hay không rãnh nếu rửa không sạch sẽ đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

'Khi dụng cụ ăn uống được rửa không đúng quy trình và không hợp vệ sinh sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do trụy tim mạch...'

Do đó để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ thay đổi dụng cụ ăn uống như thìa, đũa mà cũng cần thay đổi nhiều mặt như nguồn thức ăn, nguồn nước, nơi chế biến.

Theo songkhoe.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top