<p>Trước đó, đã có một trường hợp cũng được ghi nhận chữa khỏi HIV nhờ phương pháp ghép tủy này.</p> <p>Mới đây, theo báo cáo đăng trên tạp chí Nature, sau 3 năm được cấy <strong>ghép tủy</strong> xương và 18 tháng liên tục không dùng thuốc kháng virus HIV (<strong>ARV</strong>), một bệnh nhân nhiễm HIV đến từ London (Anh) đã hoàn toàn không tìm thấy các dấu tích nhiễm HIV trước đó.</p> <p>Theo Giáo sư Gupta, hiện đang làm việc tại trường Đại học Cambridge (Anh), bệnh nhân trên được phát hiện nhiễm HIV từ năm 2003 và đến năm 2012 anh tiếp tục bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Năm 2016, khi căn bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng, các bác sĩ đã quyết định tiến hành cấy ghép tủy xương cho người đàn ông này và đây được coi là "cơ hội sống sót cuối cùng".</p> <p>Việc cấy ghép tủy diễn ra tương đối suôn sẻ, nhưng bệnh nhân này vẫn gặp một số tác dụng phụ, trong đó bao gồm cả việc bệnh nhân phải trải qua triệu chứng không tương thích giữa vật ghép và vật chủ, theo đó các tế bào miễn dịch của người hiến tặng tấn công các tế bào miễn dịch của người nhận. Rất may, cuối cùng, bệnh nhân đã bình phục và khỏi bệnh.</p> <div> <div><img alt="Ghép tủy có thể chữa khỏi HIV nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí rất lớn. Ảnh minh họa" data-original="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/hiv-1551867171677972983170(1).jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/07/hiv-1551867171677972983170(1).jpg" /></div> <div> <p>Ghép tủy có thể chữa khỏi HIV nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí rất lớn. Ảnh minh họa</p> </div> </div> <p>Trước đó, một người đàn ông Mỹ cũng đã loại bỏ được virus HIV trong cơ thể sau khi trải qua phương pháp cấy ghép tủy tương tự vào năm 2007. Cho đến nay, không thấy có dấu hiệu của virus HIV trong cơ thể người đàn ông này.</p> <p>Việc “xóa sổ” HIV ra khỏi cơ thể của 2 người đàn ông này bằng phương pháp ghép tủy xương đã thắp lên hy vọng chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân HIV khác trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại, phương pháp này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và còn nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng thực sự của nó.</p> <p>Chuyên gia y tế Kate Kellan đến từ Anh cho rằng, việc cấy ghép tủy xương rất phức tạp, đòi hỏi nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu quá trình thực hiện gặp bất cứ một sai lầm nào. Thêm vào đó, phương pháp này có lẽ chỉ phù hợp với các bệnh nhân vừa bị nhiễm HIV. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, phương pháp ghép tủy sẽ khó có thể sử dụng một cách phổ biến trên thế giới.</p> <p>Bên cạnh đó, các nghiên cứu công bố về phương pháp ghép tủy xương cho thấy, tỷ lệ biến chứng tử vong sau ghép tuỷ vào khoảng 15 – 20% các ca ghép và các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng để chống thải ghép cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân đã mắc hội chứng suy giảm miễn dịch do virus HIV.</p> <p>Đó là chưa kể đến việc tìm người mang gen đột biến kháng lại virus HIV tương thích với các bệnh nhân cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hiện nay, chỉ có 1% dân số châu Âu đang mang trong mình thứ gen đột biến quý giá đó (Delta 32 - thứ duy nhất có khả năng kháng lại virus HIV), trong khi, số lượng những người nhiễm HIV lũy tích là quá lớn. Đây thực sự là một sự là một bài toán khó.</p> <p>Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những kết quả mà phương pháp ghép tủy mang lại. Hiện nay, với sự phát triển của Y học và dựa trên những ca đã khỏi bệnh hiếm hoi này, những bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có quyền hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về phương pháp này cũng như các phương pháp khác để chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỉ này.</p> <div> <p>Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS nên điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được coi là điều trị đặc hiệu. Điều trị bằng ARV làm ức chế sự nhân lên của virus nên duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm, người nhiễm không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.</p> <p>Đối với trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, ARV giúp kiềm chế sự nhân lên của HIV, hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV. Từ đó, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như mọi người.</p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Điều ít biết về phương pháp ghép tủy có thể chữa khỏi HIV
Một bệnh nhân người Anh đã loại bỏ được virus HIV ra khỏi cơ thể sau khi được ghép tủy xương của một người có kháng thể chống HIV.
Theo giadinh.net.vn
Phát hiện thêm 8 người nhiễm HIV ở xã Kim Thượng, Phú Thọ
Người chuyển giới nữ tiếp cận dịch vụ HIV tại Việt Nam
Người nhiễm HIV có BHYT sẽ được thanh toán chi phí khám bệnh
Vacxin mới phòng HIV giai đoạn đầu đã thử nghiệm thành công
Vụ nhiễm HIV/AIDS ở Tân Sơn, Phú Thọ: “Tảng băng chìm” HIV/AIDS sẽ dần nổi lên
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Hầu hết bộ phận của củ cải trắng đều có lợi cho sức khỏe, kể cả lá. Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não
Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.
Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.
Đau bụng, đầy hơi đi khám phát hiện nhiều sỏi, cặn bùn tụ trong túi mật
Bệnh lý viêm túi mật cấp do sỏi túi mật thường xảy ra khi sỏi kẹt cổ ống túi mật hoặc sỏi lớn gây tắc nghẽn sự lưu thông của mật, dẫn đến viêm nhiễm,... nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến suy đa cơ quan.
Đau bụng, nôn... đi khám phát hiện dính ruột, bệnh biến chứng nguy hiểm sao?
Dính ruột có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như: tắc ruột, hoại tử ruột.