Bệnh nhân ung thư vú thường thấy có khối u xuất hiện ở vú, dưới nách, đây là tín hiệu cảnh báo mà chị em không nên bỏ qua. Nếu khối u không mất đi hoặc kích thước ngày càng gia tăng, bạn cần chủ động đi khám để nắm được tình hình sức khỏe của bản thân. Kèm theo đó, có cảm giác đau nhức núm vú và khu vực xung quanh vú.
Dấu hiệu ung thư vú đặc trưng có thể kể đến là sự thay đổi hình dáng của vú, ví dụ như: núm vú bị tụt vào trong, kích thước, hình dạng có nhiều đặc điểm bất thường,… Ngoài ra, da xung quanh vú thường chuyển thâm đậm hoặc sưng tấy. Trong trường hợp này, bạn cần đi kiểm tra tại bệnh viện để xác định nguy cơ mắc bệnh.
Cảm giác đau tức ngực
Đây được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú. Khi bạn nhận thấy ngực cương cứng kèm các cơn đau kéo dài (loại trừ thời gian sát/trong chu kì hành kinh hoặc đang nghi ngờ thai nghén) không rõ nguyên nhân, bạn nên đăng kí thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ trực tiếp khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm/kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý tuyến vú.
Vú cương cứng/thay đổi kích thước bất thường
Nếu đột nhiên bạn thấy ngực to lên bất thường kèm cương cứng khó chịu hoặc kích thước vú lệch nhau, rất có thể đó là dấu hiệu bệnh lý. Khi thăm khám bạn nên trình bày rõ với bác sĩ tiền sử bệnh tật (ví dụ bạn có đang sử dụng thuốc nội tiết chữa đẻ hay không? Có quan hệ không an toàn có nguy cơ mang bầu hay không…) để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
Nổi hạch nách
Nổi hạch là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý. Tuy nhiên nếu bạn hiện không có chấn thương hay viêm nhiễm vùng lân cận, không tiêm ngừa vaccine… mà tự dưng sờ thấy hạch ở hố nách thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh ác tính trong đó có ung thư vú. Nhiều người thường mang tâm lý ngại tới bệnh viện vì mất thời gian, tốn kém, thậm chí là sợ phát hiện bệnh tật. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc bệnh phát hiện muộn thì số tiền và sức lực bạn phải bỏ ra vì nó sẽ lũy tiến nhiều lần so với việc kiểm tra ban đầu.
Tuyến vú nổi u cục
Bạn dễ dàng tìm kiếm các bài hướng dẫn tự khám vú tại nhà với hình ảnh trực quan sinh động trên internet. Đây là việc chị em nên làm để chủ động phát hiện các u cục lạ xuất hiện. Khi sờ nắn thấy u vú dù không đau, bạn vẫn nên tới bệnh viện kết hợp siêu âm tuyến vú hay chụp chiếu để xem mình có khối u vú hay không, kích thước và tính chất thế nào nhằm can thiệp sớm nếu cần. Các u vú lành tính vẫn có thể phát triển thành ung thư nếu không được kiểm soát tốt.
Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú
Một số người phụ nữ bình thường có triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường, Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú... thì bạn nên đi gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội ung thư, năm 2018 nước ta có gần 165.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó bệnh nhân ung thư vú lên đến 15.229 người, chiếm tỷ lệ 9,2%. Số lượng người tử vong trung bình hàng năm vì ung thư vú lên đến 6000 người. Con số này thực sự đáng lo ngại, gióng lên hồi chuông cảnh báo về căn bệnh ung thư phổ biến này.