Thị trấn Oostduinkerke có nghề cưỡi ngựa bắt tôm từ khoảng cách đây 1.500 năm và là nơi duy nhất trên thế giới còn lưu giữ loại hình đánh bắt hải sản độc đáo này. Những con tôm thẻ chân trắng được đánh bắt nơi đây cũng là loại hải sản đặc biệt.
Trước đây, việc cưỡi ngựa bắt tôm còn diễn ra ở một số bờ biển thuộc Hà Lan, Anh và Pháp.
Dụng cụ đánh bắt rất đơn giản. Bao gồm lưới, hai giỏ tre đan và ngựa kéo. Những con ngựa mà ngư phủ dùng nơi đây cũng là loài ngựa đặc biệt được thuần dưỡng để chuyên phục vụ cho việc kéo lưới và quen với môi trường biển cả.
Ngư phủ sẽ chỉ lựa lấy những con tôm, còn các loại cá nhỏ hay cua sẽ được ném cho bọn mòng biển.
Công việc này chỉ diễn ra vài ngày trong tuần. Các ngư phủ sẽ xuồng biển lúc 8h sáng, đó là khi thủy triều xuống. Họ sẽ cưỡi ngựa và đặt lưới trên biển tại thị trấn duyên hải Oostduinkerke. Khi mực nước ngang ngực những con ngựa, các ngư phủ sẽ tiến hành thúc ngựa kéo lưới. Vào cuối ngày, họ gỡ lưới và lấy tôm vào 2 chiếc giỏ đeo 2 bên hông của chú ngựa.
Tất cả ngư phủ đều mặc áo mưa màu vàng.
Những con tôm thu được từ các lưới được đem đi phân loại và chế biến. Nhờ hải sản độc đáo mà món ăn ở đây cũng nổi tiếng thế giới với các loại bánh mì croquettes, pho mát và cà chua nhồi tôm…
Nghề cưỡi ngựa bắt tôm ngày nay đã không còn thịnh hành. Bạn cũng chỉ thấy nó duy nhất khi đến Oostduinkerke. Đặc biệt đây cũng là hoạt động thu hút du khách nhiều nhất trong mùa lễ hội của địa phương.
Người trẻ cũng hào hứng với công việc truyền thống.
Ông Nele Bekaert, một ngư dân của Oostduinkerke vẫn còn hoài niệm khi nhắc đến nghề cưỡi ngựa bắt tôm: “Khi bạn cưỡi ngựa và đi về phía biển bao la, cảm giác như chỉ có mình bạn giữa thế giới. Cảm giác đó rất tuyệt.”
Theo thời gian, ngày càng nhiều ngư dân bắt đầu không dùng ngựa nữa, và sử dụng các công nghệ mới hơn, thích nghi dần với kỷ nguyên của việc đánh bắt quy mô lớn và công nghiệp hóa nông nghiệp.
Những chú ngựa kéo lưới được chọn lựa và huấn luyện kỹ càng.
UNESCO cũng đã công nhận đây là một loại hình truyền thống cần được bảo tồn và đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Cưỡi ngựa bắt tôm diễn ra nhiều nhất vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 9 hàng năm.
Thành quả cuối ngày của các ngư phủ.
Đây là một công việc cực nhọc. Nhất là trong thời tiết lạnh giá và ẩm ướt. Mặc dù vậy những người trẻ tuổi ở Oostduinkerke vẫn muốn kế thừa truyền thống và lưu giữ chúng như một nét văn hóa đặc biệt.
Hoàng Bách (tổng hợp)