Dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu và phòng ngừa đột quỵ

Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về đột quỵ. Học cách nhận biết các dấu hiệu của cơn đột quỵ và cách xử lý  khi có người thân đột quỵ sẽ giúp bạn cũng như người bệnh đột quỵ thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.

Dấu hiệu bệnh đột quỵ

Người bệnh đột quỵ thường có các dấu hiệu điển hình sau đây mà bạn nhất định cần ghi nhớ:

● Mặt lệch, miệng méo là dấu hiệu tai biến ở người bệnh thường gặp. Nguyên nhân là bởi lượng oxy trong máu để cung cấp cho não bộ của người bệnh bị giảm đi, không thể cung cấp đủ cho các bộ phận, cơ quan ở khu vực mặt và lâu dần dẫn đến bị tổn thương thần kinh ở mặt. Lúc này, khuôn mặt sẽ dần trở nên buồn rầu, bị tê liệt, không cử động được hoặc bị méo mó.

● Tay và chân người khó cử động, cảm giác tê yếu. Nguyên nhân là bởi lượng máu trên cơ thể đi đến não bộ bị kém đi, khiến cho khả năng điều khiển cử động tay, chân gặp vấn đề.

● Nói lắp khi sắp bị đột quỵ, khi xuất hiện các cục máu đông ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu ở não bộ sẽ khiến khả năng nói bị giảm sút dẫn đến hiện tượng nói lắp, không nói được nhiều, không rõ ý.

● Hoa mắt, chóng mặt, đầu bị đau nhức: thường dữ dội, có thể đau nửa đầu hoặc lan tỏa, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và khổ sở.

● Khó thở kèm theo tim đập nhanh, thở hổn hển.

Người bệnh đột quỵ thường có dấu hiệu khó cử động chân tay

Người bệnh đột quỵ thường có dấu hiệu khó cử động chân tay

Làm gì khi gặp người đột quỵ?

Khi bắt gặp người có những triệu chứng nêu trên, bất kể nặng hay nhẹ, bạn cần nhanh chóng đặt người bệnh nằm ở nơi rộng rãi và cởi bớt quần áo cho họ giúp thông thoáng. Đầu người bệnh nên kê một góc 30 độ, nếu người bệnh bị nôn và trong miệng có đờm thì phải móc hết đờm ra cho dễ thở.

Bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị, không nên ngồi chờ cho các triệu chứng tự thoái lui. Việc cấp cứu kịp thời có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế đối với người bị đột quỵ.

Trong trường hợp tự vận chuyển người bệnh đến bệnh viện cần phải hết sức cẩn thận. Khi di chuyển, nên để người bệnh nằm nghiêng trên bề mặt phẳng. Nếu bệnh viện gần nhất có đủ điều kiện và cơ sở vật chất để chữa trị thì không nên chuyển đi xa. Riêng đối với những người ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, không nên chở người bệnh đến bệnh viện bằng xe máy mà hãy dùng cáng, tránh tình trạng xóc nảy.

Đặc biệt, lưu ý thực hiện quy tắc 3 không trong quá trình sơ cứu người bệnh đột quỵ:

- Không uống bất kỳ thuốc gì kể cả thuốc hạ huyết áp khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia. Có một sự thật là nhiều người khi thấy huyết áp bệnh nhân tăng cao liền tự ý cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp và làm loãng máu. Trong khi đó, một số cơn đột quỵ xảy ra do vỡ động mạch, uống thuốc làm loãng máu trong trường hợp này có thể khiến cho tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy kịch hơn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khó phục hồi.

- Không tự ý châm cứu bấm huyệt cho người bệnh đột quỵ vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Không chích máu mười đầu ngón tay cho người bệnh đột quỵ.

Giải pháp phòng ngừa đột quỵ từ thảo dược

Để phòng ngừa đột quỵ, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược là giải pháp được nhiều chuyên gia lựa chọn. Trong số vô vàn sản phẩm được cho là có tác dụng giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ thì nhiều chuyên gia đầu ngành tim mạch, nhà thuốc cũng như hàng triệu người tiêu dùng đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm thảo dược Nattospes. Với thành phần chính là nattokinase từ đậu tương lên men, Nattospes mang đến tác dụng:

- Hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, từ đó phòng ngừa đột quỵ.

- Hỗ trợ phục hồi các di chứng: Liệt, méo miệng, nói ngọng… sau đột quỵ não an toàn, hiệu quả, dùng càng lâu hiệu quả càng cao.

Hiệu quả của Nattospes đã được kiểm chứng bởi 4 nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh đột quỵ não tại các bệnh viện: TWQĐ 108, viện Quân y 103, viện Bạch Mai, viện Tuệ Tĩnh. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy khả năng hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông hiệu quả, từ đó ngăn ngừa cơn đột quỵ.

TPBVSK Nattospes hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

TPBVSK Nattospes hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Bí quyết giúp Nattospes cho hiệu quả tốt như vậy là nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy enzym nattokinase đặc biệt cùng công nghệ bao vi nang. Giúp enzyme nattokinase có thể sống sót, phát triển và ổn định; từ đó giữ được độ hoạt lực cao nhất, đảm bảo nattokinase khi đi qua dạ dày không bị mất hoạt tính, từ đó làm cho nattokinase phát huy đúng tác dụng của nó và tăng hiệu quả của sản phẩm Nattospes.

Đột quỵ tuy nguy hiểm với diễn biến nhanh chóng nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa khi sử dụng viên uống chống đột quỵ Nattospes - Phá tan hết cục máu đông, phòng ngừa tai biến sống lâu tuổi già mỗi ngày!

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Theo Đời sống
Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng…. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng 
back to top