Dấu hiệu nhận biết bệnh dại trên cơ thể người

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm lây từ động vật sang người.

Bệnh dại ở người là bệnh viêm não tủy cấp tính gây ra bởi virus dại được lây truyền từ động vật sang người. Virus dại lây truyền qua các vết cắn, vết liếm của động vật lên các vùng da hở của người. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus dại từ mô dưới da hay từ cơ bắp tấn công các dây thần kinh ngoại biên ngoài não và tủy sống và gây ra bệnh dại.

Sau đó, chúng lại tiếp tục di chuyển di chuyển theo các dây thần kinh đến não và tủy sống với tốc độ khoảng 1,2cm - 2,4cm mỗi ngày. Khi virus dại bắt đầu xâm nhập não bộ, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng hành vi bất thường và biểu hiện lâm sàng rõ nét.

Virus dại có thể ủ bệnh trong cơ thể người trước khi phát bệnh từ vài ngày đến 2 năm tùy trường hợp. Thời gian ủ bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố:

Mức độ nghiêm trọng của vết thương do động vật bị dại gây ra.

Nồng độ virus bệnh dại xâm nhập vào cơ thể người.

Loại động vật cắn người và lây truyền bệnh dại.

Khả năng miễn dịch của mỗi người.

Vị trí vết cắn hay vết thương hở tiếp xúc với dịch tiết mang virus gây bệnh dại. Dấu hiệu bệnh dại ở người sẽ xuất hiện sớm nếu vết cắn ở những vị trí đầu mút dây thần kinh hay vùng gần não và tủy sống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại trên cơ thể người. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại trên cơ thể người. Ảnh minh họa

Cách nhận biết bệnh dại ở người theo từng thời kỳ

Thời kỳ ủ bệnh: được tính từ khi bị chó (hoặc động vật mắc bệnh dại) cắn, liếm lên vùng da bị tổn thương đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu để cứu sống người bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này gần như không có, nếu thời gian ủ bệnh ngắn thì dấu hiệu duy nhất là vết cắn, vết xước trên da. Vì vậy, người bị động vật cắn phải đi khám và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại ngay sau khi bị cắn là việc làm quan trọng nhất.

Thời kỳ tiền triệu (khởi phát): là các biểu hiện ban đầu của bệnh dại ở người trước khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, thay đổi tính tình, có thể có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. Lưu ý rằng đến lúc này, đa phần bệnh nhân đã quên việc bị chó (hoặc động vật khác) cắn.

Thời kỳ toàn phát: bệnh dại thường có 2 thể bệnh cơ bản là thể hung dữ và thể liệt.

Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ hoặc co cứng: bệnh nhân sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.

Cách rửa vết thương bị chó, mèo dại tấn công gây ra

Các bước rửa vết thương khi bị chó, mèo dại cắn:

Cắt bỏ phần vải quần áo ở vị trí bị cắn để loại bỏ dịch tiết nước bọt của động vật trên đó.

Để vị trí bị thương dưới vòi nước chảy mạnh rửa trong 10 phút. Nên dùng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn để rửa. Không nặn máu, không chà sát vết thương.

Dùng cồn để sát trùng vết thương, không dùng dầu hỏa, lá cây hay các cách truyền miệng theo kinh nghiệm dân gian khác.

Băng bông gạc sạch rồi đến cơ sở y tế.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top