Dấu hiệu cảnh báo đường ruột cực "bẩn", cần cải thiện ngay

Sức khoẻ của đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và được làm “sạch” đúng cách, đường ruột sẽ bị "bẩn" và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đường ruột là một hệ cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, chứa nhiều bộ phận khác nhau như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già… Các bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng biệt và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hoá, cung cấp dinh dưỡng, tái tạo năng lượng và nâng cao sức khoẻ của hệ miễn dịch.

Dấu hiệu cảnh báo đường ruột cực "bẩn", cần cải thiện ngay. Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo đường ruột cực "bẩn", cần cải thiện ngay. Ảnh minh họa

Nguyên nhân nào dẫn đến đường ruột bẩn?

Đường ruột giúp hấp thụ dinh dưỡng, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Do đó, thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính khiến sức khỏe đường ruột giảm sút.

Một chế độ ăn mất cân bằng, có quá nhiều thịt, cá, sữa, chất béo,... sẽ khiến đường ruột co rút và làm việc quá tải. Trong thời gian dài, thành đường ruột sẽ trở thành nơi tích tụ các chất bẩn.

Bên cạnh đó, trong đường ruột còn chứa rất nhiều lợi khuẩn cũng như vi khuẩn có hại. Môi trường đường ruột có quá nhiều chất bẩn sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh. Theo đó, vi khuẩn có hại sẽ phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh cho hệ tiêu hóa. Những điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường ruột bẩn.

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường ruột bẩn

Khi đường ruột không khỏe, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo đường ruột bị bẩn bạn cần đặc biệt chú ý.

Bụng chướng, khó tiêu

Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là dấu hiệu của một hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh. Khi đường ruột hoạt động không hiệu quả, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết, chất thải ứ đọng trong cơ thể. Các tình trạng như ợ hơi, ợ chua, táo bón,... sẽ xuất hiện.

Chế độ ăn uống nhiều đường

Tăng cảm giảm thèm ăn đồ ngọt là một dấu hiệu cảnh bảo đường ruột bẩn. Điều này xảy ra do lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột giảm xuống do cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt như đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán…

Cân nặng cơ thể thay đổi bất thường

Việc cân nặng tăng hoặc giảm sẽ phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống. Khi đường ruột bẩn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất. Một số loại thực phẩm sẽ khó được hấp thụ. Thay vào đó, những thực phẩm giàu chất béo, đường,... có thể được hấp thụ tốt hơn. Điều này khiến cho cơ thể tăng, giảm trọng lượng một cách bất thường.

Căng thẳng và rối loạn giấc ngủ

Đường ruột bẩn có thể là nguyên nhân khiến tinh thần luôn căng thẳng, cơ thể mệt mỏi và ngủ không ngon hoặc mất ngủ. Theo các chuyên gia, hormone serotonin được sản xuất trong đường ruột có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Kích ứng da

Các bệnh lý về da có liên quan đến tình trạng đường ruột không khoẻ. Đường ruột bẩn khiến thức ăn không được tiêu hoá hết và dễ bị đọng lại trong cơ thể, điều này dễ dẫn đến kích ứng da, viêm da, nổi mụn…

Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm có thể do khó tiêu hóa một số loại thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm có thể do chất lượng kém của vi khuẩn trong ruột, dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn kích thích và gây ra các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.

Đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân

Tình trạng này là dấu hiệu của sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể, có thể liên quan đến độc tố. Chất cặn và độc tố tích tụ trong đường ruột tạo ra các hợp chất gây kích thích và gây ra đau đầu. Ngoài ra, sự viêm nhiễm trong hệ thống tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng đến mạch máu và gây ra cảm giác đau.

Thay đổi tâm trạng liên tục

Theo Everyday Health, sự biến động tâm trạng không lý do có thể là dấu hiệu cảnh báo đường ruột cần thải độc. Việc tích tụ chất cặn và độc tố trong đường ruột làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng, gây mất cân bằng trong hệ thống hormone. Điều này tác động đến tâm trạng và gây ra các biến động cảm xúc. Độc tố ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, khiến bạn dễ bị thay đổi tâm lý theo hướng tiêu cực.

Làm “sạch” đường ruột hiệu quả và an toàn

Giảm mức độ stress

Mức độ stress cao ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả đường ruột. Một số hoạt động như thiền, đi bộ, dành thời gian cho bạn bè, người thân, sử dụng tinh dầu, giảm lượng caffein, tập yoga... có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng.

Uống đủ nước

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Nước sẽ giúp niêm mạc ruột mềm, ẩm hơn, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Các hoạt động tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ăn chậm

Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.

Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng đường ruột bẩn. Có khá nhiều yếu tố khiến sự cân bằng này bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo vi sinh vật có lợi phát triển tốt, chiếm ưu thế bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung men vi sinh như sữa chua, probiotic hay prebiotics.

Theo Đời sống
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. Ở giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú ở một vị trí có nhiều khả năng điều trị hơn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm vô cùng quan trọng.
back to top