Loại rau dại cực tốt cho đường ruột, được giới sành ăn ráo riết săn lùng

Rau sắng thường được gọi rau ngót rừng, rau mì chính. Đây là loại rau sạch, rau rừng đặc sản vừa ngon ngọt lại vừa bổ dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao xuất sắc cho sức khỏe, đặc biệt là giàu đạm, vitamin C...
Loại rau dại cực tốt cho đường ruột, được giới sành ăn ráo riết săn lùng. Ảnh minh họa

Loại rau dại cực tốt cho đường ruột, được giới sành ăn ráo riết săn lùng. Ảnh minh họa

Rau sắng có vị ngọt thanh, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chất đạm và vitamin C. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, trong 100g rau sắng chứa một số dưỡng chất như:

6 - 8.2g Protit;

0,23g Lysine;

0,19g Methionin;

0.08g Tryptophan;

0.25g Phenylanalin;

0.45g Treonin;

0.22g Valin;

0.26g Leucin;

0.23g Isoleucin.

Những dưỡng chất này chứa trong cây sắng từ tất cả các bộ phận. Chính vì vậy mà nó được tận dụng tối đa, không lãng phí đi bộ phận nào. Đối với lá non, lá bánh tẻ hay hoa, quả của rau sắng, người ta thường để xào hoặc nấu canh. Món canh thanh đạm, nhiều dinh dưỡng khi kết hợp cùng thịt băm hoặc có thể nấu suông. Hạt sắng cũng ăn được, có vị béo và ngọt.

Không chỉ giàu dinh dưỡng, rau sắng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa một số bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của rau sắng đối với sức khỏe:

Kích thích sản xuất sữa mẹ

Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng tùy thuộc vào liều lượng sử dụng nước chiết từ lá rau sắng mà mức độ biểu hiện của hai gen oxytocin và prolactin (hormone hỗ trợ quá trình tiết sữa) đều tăng rõ rệt.

Sử dụng chiết xuất từ S. androgynus đã thúc đẩy lưu thông của hormone oxytocin trong máu chuột, làm tăng sản xuất sữa mẹ theo nghiên cứu của Soka và đồng nghiệp. Điều này mở ra triển vọng cho việc nghiên cứu về vai trò của S. androgynus trong việc tăng cường sản xuất sữa mẹ trong tương lai.

Chống oxy hóa

Rau sắng được biết đến là loại rau có hàm lượng flavonoid cao nhất trong 11 loại rau có nguồn gốc từ Indonesia. Chính vì vậy, dịch chiết từ lá rau sắng có khả năng chống oxy hóa hiệu quả nhờ loại bỏ các gốc tự do gây ra tình trạng viêm và tổn thương cho cơ thể.

Nghiên cứu trước đó về hoạt tính chống oxy hóa của 25 loại thực vật nhiệt đới đã chỉ ra rằng S. androgynus có hàm lượng polyphenol cao và khả năng chelat ion cupric. Nó cũng loại bỏ gốc tự do và làm giảm đặc tính chống oxy hóa ion sắt.

Cải thiện chất lượng tinh trùng

Cải thiện chất lượng tinh trùng là một công dụng hữu ích của lá rau sắng đối với những cặp vợ chồng muốn sớm có con. Nguyên nhân là bởi trong loại lá này chứa thành phần hóa học như vitamin C, axit folic, vitamin B6 và sắt có tác dụng kích thích hormone testosterone giúp cải thiện chất lượng cũng như số lượng tinh trùng của nam giới.

Giảm cân

Rau sắng chứa lượng lớn chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nó tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Đặc biệt với phụ nữ sau khi sinh, bạn có thể chế biến rau sắng thành món ăn hàng ngày giúp nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Các chất chiết xuất từ metanol và etanol của S. androgynus đã được báo cáo là có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại Bacillus cereus, Proteus Vulgaris và Staphylococcus aureus.

Các chất chiết xuất từ S. androgynus cũng được phát hiện là có tác dụng ức chế kháng nấm đối với một số loại nấm như Aspergillus flavus và Candida albicans.

Chống viêm

S. androgynus có hoạt động chống viêm được báo cáo bởi Senthamarai Selvi và Bhaskar. Nghiên cứu trên chuột Wister sử dụng carrageenan để gây phù chân đã chứng minh chiết xuất etanolic hiệu quả hơn dung dịch nước trong việc chống viêm.

Theo Đời sống
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, đau bụng, mệt mỏi. Hút thuốc đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, Crohn, gan nhiễm mỡ...
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top