Cuối năm 2019 sẽ thay thế 100% bếp than tổ ong ở Hà Nội

Cuối năm 2019 sẽ thay thế 100% bếp than tổ ong ở Hà Nội là phát biểu của ông Lê Tuấn Định, PGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí thành ủy Hà Nội chiều ngày 13/3.

Ông Lê Tuấn Định, PGĐ Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí thành ủy Hà Nội

Năm 2017 Sở Tài nguyên môi trường HN đã đi khảo sát hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ban đầu ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy toàn Hà Nội có khoảng 55.000 bếp. Tỷ lệ bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng trên vỉa hè…. Các quận Ba Đình, Đống Đa, Long Biên sử dụng nhiều bếp than tổ ong nhất. Trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, phát thải gần 2000 tấn khí CO2 vào không khí.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chọn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm làm thí điểm mô hình chuyển đổi sang sử dụng công nghệ bếp xanh. Việc sử dụng mô hình chuyển đổi này nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong, tạo ra nhu cầu sử dụng bếp cải tiến thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện mô hình này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình triển khai mô hình thí điểm “Sử dụng bếp cải tiến thay thế bếp than tổ ong” trên địa bàn phường Trúc Bạch.

Tham gia chương trình, người dân phường Trúc Bạch đang được thử nghiệm và sử dụng bếp cải tiến thân thiện môi trường của Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan. Nguyên liệu đốt là mùn cưa, bã ngô, bã mía ép thành viên đốt đảm bảo khí thải, sức khỏe cho người dân. Lượng khí phát thải của bếp đã được đo kiểm ở phòng thí nghiệm quốc tế.

Bếp đã được triển khai thành công ở Campuchia, Lào, một số tỉnh Nam bộ nước ta. Hiện bếp đang được sử dụng thí điểm ở quận Ba Đình. Các hộ dân trên địa bàn phường được dùng thử các loại bếp cải tiến miễn phí trong vòng 1 tháng và mỗi hộ dân được phát miễn phí 5kg nhiên liệu.

Cùng với đó, các hộ dân trên địa bàn phường được ưu đãi từ 30– 50% kinh phí khi mua bếp cải tiến. Tháng 4/2018 tiếp tục triển khai chương trình dùng thử bếp ở một số phường thuộc quận Hoàn Kiếm.

Theo bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, giá thành một chiếc bếp cải tiến thân thiện môi trường chênh với bếp than chút ít. Một chiếc bếp gia đình có giá thành khoảng 200-400 ngàn đồng, viên đốt tính theo cân.

Năm 2019 sẽ quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn việc dùng bếp than tổ ong để năm 2020 duy trì kết quả thay thế bếp than tổ ong ở Hà Nội, bảo vệ sức khỏe người dân và chống ô nhiễm môi trường.

Khánh Thủy

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top