Cứng khớp vai: Nguyên nhân và cách cải thiện tại nhà

(khoahocdoisong.vn) - Cứng khớp vai là bệnh xương khớp khá phổ biến, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người mắc.

Nguyên nhân nào gây cứng khớp vai?

Khớp vai là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc liên kết chi trên với thân người, giúp đảm bảo sự vận động bình thường của tay. Biểu hiện cứng khớp, thường đi kèm với đau nhức, có thể sưng khớp nhẹ, khiến người mắc khó chịu, không thể thực hiện các thao tác cầm, nắm...  

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây cứng khớp vai, những yếu tố phổ biến nhất là:

- Tuổi tác: Bệnh có tỷ lệ xuất hiện khá cao ở đối tượng trung niên, khoảng từ 40 - 60 tuổi. Lúc này, các khớp đã có dấu hiệu thoái hóa, dịch khớp tiết ra không đều, khiến cử động khớp không còn trơn tru, dễ gây cứng khớp vai.

- Chấn thương: Những người bị tai nạn gây chấn thương vùng vai, bao gồm cả phần mềm và phần cứng sẽ dễ gặp phải vấn đề này.

- Đặc trưng nghề nghiệp: Bệnh hay gặp ở những người làm công việc lao động chân tay phải hoạt động khớp vai nhiều như: Thợ sơn, thợ trát trần nhà, công nhân điều khiển máy móc trên cao quá vai,...

- Hoạt động mạnh thường xuyên: Các động tác gây căng giãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như: Chơi tennis, đánh golf, ném lao, xách các vật nặng…

- Mắc các bệnh về khớp: Nếu có tình trạng viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp... hay những bệnh xương khớp khác thì đau khớp vai là tình trạng rất dễ xảy ra.  

Điều trị cứng khớp vai bằng cách nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng cứng khớp vai hiệu quả, chẳng hạn như: 

- Dùng thuốc

Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng để giảm nhanh triệu chứng đau nhức khi bị tê cứng khớp. Bạn có thể sử dụng một số chế phẩm chứa: Ibuprofen, diclofenac, piroxicam..

Tuy nhiên, bạn cần sử dụng theo chỉ dẫn của chuyên gia, bởi dùng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, bên cạnh đó còn tác động đến niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận.

Với một số trường hợp có hiện tượng viêm khớp, đau nhức nặng, bạn có thể được chỉ định tiêm để cải thiện nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nguy hiểm có khả năng xuất hiện bao gồm: Loét dạ dày, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đường huyết... Do vậy, cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng phương pháp này.

- Vật lý trị liệu

Bạn có thể tới các trung tâm hoặc tự thực hiện những bài tập trị liệu tại nhà đơn giản như: Động tác xoay nhẹ khớp vai, massage hằng ngày...

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bộ môn tăng độ dẻo dai cho cơ khớp như yoga. Các động tác này giúp nới lỏng cơ, thư giãn khớp, từ đó tăng sức chống chịu của cơ thể trước những tác nhân bên ngoài, đồng thời cải thiện cơn đau, cứng khớp hiệu quả.

- Chườm nóng

Cách này sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và làm dịu vùng khớp vai bị cứng. Bạn có thể sử dụng gói gel nóng, một chai nước nóng hoặc túi giữ nhiệt và chườm lên vai trong 10 - 15 phút sẽ thấy tình trạng cứng khớp vai được cải thiện đáng kể.

Cải thiện tình trạng cứng khớp vai hiệu quả, an toàn nhờ thảo dược

Cứng khớp vai ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, bên cạnh việc cải thiện các triệu chứng thì điều quan trọng không kém chính là tăng cường dinh dưỡng cho khớp, nuôi dưỡng khớp ngày càng chắc khỏe. 

Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn mà đạt được mục tiêu trên.

Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây hy thiêm, kết hợp với các thảo dược quý như: Sói rừng, nhũ hương, bạch thược.

Sản phẩm có tác dụng hoạt huyết giảm đau, kháng viêm, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho khớp, từ đó tăng cường vận động khớp, ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Sản phẩm đã được đánh giá lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn và cho thấy ưu điểm lớn: Có khả năng điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ các dịch mô khớp, giảm sưng, bớt đau, tăng cường vận động khớp, tránh dính và hủy hoại khớp. Đặc biệt, sản phẩm không gây tương tác với những thuốc khác, an toàn khi dùng lâu dài.

Sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao, được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành, nhận nhiều giải thưởng cao quý do tổ chức, cá nhân bình chọn.

Đặc biệt, có rất nhiều người bị đau, cứng khớp đã sử dụng sản phẩm nhận thấy hiệu quả tích cực. Mời bạn xem chia sẻ điển hình TẠI ĐÂY.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có biện pháp khắc phục tình trạng cứng khớp vai hiệu quả. Đồng thời, hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây hy thiêm mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho khớp, bạn nhé!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Giúp giảm đau, giảm sưng, tăng cường hồi phục vận động khớp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh là sự phối hợp giữa các thành phần: Hy thiêm, nhũ hương, sói rừng, bạch thược, L-Carnitine fumarate, magnesi, methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Sản phẩm dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.

Để tri ân quý khách hàng, nhãn hàng Hoàng Thấp Linh đang có chương trình MUA 6 TẶNG 1. Theo đó, khi mua đủ 6 hộp Hoàng Thấp Linh, khách hàng được tặng 1 hộp Hoàng Thấp Linh trị giá 160.000đ; Đồng thời Hoàng Thấp Linh cam kết HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Liên hệ tổng đài miễn cước gọi 18006304 hoặc hotline (zalo/ viber): 0917214851 – 0975284017 để được tư vấn và đặt hàng. Website: https://hoangthaplinh.co/

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top