Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

(khoahocdoisong.vn) - Viêm khớp dạng thấp là bệnh là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiều khớp, gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi trung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính.

Hỏi: Em hơn 30 tuổi, bị đau khớp vai gần một năm, đi khám và làm xét nghiệm máu có độ lắng máu là 40, RF dương tính. Bác sĩ kết luận viêm khớp dạng thấp và kê đơn thuốc celecocib + glucosamin + medrol 16mg. Sau khi em uống hết thuốc được khoảng 3 ngày thì thấy hiện tượng đau thêm và đau nhiều hơn. Hiện nay em bị đau thêm ngón tay và đầu gối, bác sĩ có kê lại đơn không sử dụng coticoid. Bệnh của em liệu có chữa khỏi được không?

Huyền Anh (Thái Bình)

ThS.BSCKII Nguyễn Việt Khoa.

ThS.BSCKII Nguyễn Việt Khoa.

ThS.BSCKII Nguyễn Việt Khoa, Khoa Khớp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Theo như bạn mô tả, có thể bạn bị viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiều khớp, gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi trung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính. Bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị khỏi, mục đích điều trị nhằm khống chế quá trình viêm khớp, duy trì tình trạng ổn định bệnh, tránh các đợt tiến triển. Để điều trị, bạn phải sử dụng thuốc gần như suốt đời, bao gồm thuốc điều trị nền (chống viêm, giảm đau) và các thuốc điều trị cơ bản là thuốc chống thấp tác dụng chậm để duy trì ổn định bệnh. Các thuốc bạn đã sử dụng chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm đau và chống thoái hóa, chưa có thuốc điều trị cơ bản. Với bệnh của bạn cần xác định rõ chẩn đoán, sau đó điều trị và theo dõi bệnh một cách hệ thống, tái khám định kỳ để điều chỉnh thuốc hợp lý. Hiện nay, các bệnh viện lớn còn sử dụng phương pháp điều trị như sử dụng thuốc sinh học, nếu muốn bạn có thể đến khám để xem có sử dụng được thuốc hay không.

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top