Củ riềng chữa bệnh

Củ riềng có tên gọi là cao lương khương, tiểu lương khương. Riềng là loại cây thân nhỏ, mọc hoang ở nơi đất ẩm. Người ta thường trồng riềng để làm gia vị, nhưng củ riềng chữa bệnh cũng được sử dụng nhiều.

Củ riềng: Gia vị, vị thuốc quý

Theo số liệu nghiên cứu, trong riềng có 1% tinh dầu, mùi thơm như long não. Ngoài ra còn có  một chất có vị cay gọi là galangola.

Theo y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, tính cay đi vào 2 kinh chính là kinh tỳ và vị, có tác dụn gôn trung tán hàn, hết đau tiêu thực.

Riềng được dùng trong cả đông y và tây, làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon chữa, chữa đầy bụng khó tiêu, đầy hơi ậm ạch, đau dạ dày, sốt nóng, sốt rét, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

Có khi nhai và ngâm chữa đau răng. Cách dùng: riềng thái lát từng miếng sấy khô, cỏ thể xay nhỏ thành bột hay xay vỡ. Hoặc ngâm rượu uống đều được.

Bài thuốc chữa đầy bụng khó tiêu: Cao lương khương 8g, đại táo 1 quả sắc với 300ml nước còn 100ml uống trong ngày, uống ấm.

Bài thuốc chữa  sốt rét, ăn kém: Cao lương khương tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g (gừng).

Hai vị tán nhỏ dùng mật lợn viên thành viên bằng hạt ngô ngày uống 15-20 viên chia lần. Cần uống liên tục trong 15-20 ngày.

BS Kim Lan, nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu TW

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top