Ảnh minh họa |
Giá trị dinh dưỡng của củ đậu
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý nhất định khi ăn củ đậu đúng cách
Không nên ăn củ đậu thay cơm để giảm cân
Mặc dù trong củ đậu có nhiều chất xơ và vitamin nhưng chúng không cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần mỗi ngày. Chính vì vậy nếu có ý định chỉ ăn củ đậu để giảm cân thì hãy dừng ngay lại kẻo cơ thể bạn sẽ ngày càng uể oải, mệt mỏi, sức khỏe không đảm bảo cho học tập hoặc làm việc.
Ăn quá nhiều củ đậu không tốt cho dạ dày
Hàm lượng nước trong củ đậu khá nhiều nên nếu bạn ăn với số lượng lớn đến mức no căng sẽ khiến dạ dày bị giãn ra khiến dịch tiết dạ dày ra nhiều hơn và nhu cầu thèm ăn của bạn cũng cao hơn. Một vài nghiên cứu chỉ ra ăn củ đậu không tốt cho người bệnh đau dạ dày và có thể làm cơ thể suy yếu hơn nếu ăn củ đậu thay thế cho bữa cơm hằng ngày.
Không ăn hạt và lá cây củ đậu
Ăn củ đậu ngon ngọt là vậy nhưng nhiều người thắc mắc lá và hạt của củ đậu có thể sử dụng được không? Trên thực tế phần lá và hạt củ củ đậu có thể sử dụng làm thuốc bôi ngoài da như ghẻ lở nhưng bạn tuyệt đối không được ăn chúng. Bên trong lá và hạt của củ đậu có chứa chất tephrosin và rotenon, khi hai chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc, đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và suy hô hấp.
Khi bị trúng độc do ăn nhầm lá hoặc hạt củ đậu, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau 5-40 phút, sau khoảng 2-5 giờ tiến triển nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.