Con da xanh, niêm mạc nhợt nhạt vì thiếu sắt

Thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Trẻ luôn mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, sợ ăn, không phát triển cân nặng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ da xanh, như hấp thu kém, dạ dày giảm độ toan, trẻ bị tiêu chảy kéo dài, dị dạng dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mất nhiều máu vì chảy máu, giun móc, loét dạ dày, tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam…
thiếu sắt

Ảnh minh họa.

Hỏi: Con tôi hai tuổi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, ăn kém, mấy tháng nay không phát triển cân nặng (nhưng không bị ốm) khiến tôi rất lo không biết cháu bị bệnh gì? Mong KH&ĐS cho biết nguyên nhân và cách chữa?

Nguyễn Thị Hường (Hà Giang)

BS Hoàng Anh, Bệnh viện E: Để chẩn đoán chính xác cháu bị bệnh gì, chị cần phải đưa cháu tới bệnh viện để thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên có thể nghĩ tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi do hằng ngày thức ăn không đủ chất sắt, trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ, ăn sam không đủ thành phần, trẻ đẻ non, thiếu cân, song sinh, mắc các bệnh mạn tính…

Nguyên nhân do trẻ hấp thu kém, dạ dày giảm độ toan, trẻ ỉa cháy kéo dài, dị dạng dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột; Do mất nhiều máu vì chảy máu, giun móc, loét dạ dày, tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam…

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Trẻ luôn mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, sợ ăn, không phát triển cân nặng.

Xét nghiệm máu huyết cầu tố giảm nhiều so với bình thường, hồng cầu nhỏ nhược sắc, nồng độ huyết cầu tố, hồng cầu dưới 30g/dl …

Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho cháu đi khám, xét nghiệm từ đó có hướng điều trị cụ thể.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top