Vua cà phê Trung nguyên nhịn ăn để hoàn thành cuốn sách “Thiên mệnh việt”.
Nhịn ăn để sống bằng nguồn năng lượng tiên thiên
BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Nguyên chủ nhiệm bộ môn giải phẫu bệnh, Chủ nhiệm CLB khí công Thăng Long võ đạo cho biết, trong quá trình thiền đúng thì tự quá trình ngồi thiền dần dần cơ thể tự giảm ăn. Bởi trong khi thiền nhất là thiền vào ban đêm thì cơ thể thông qua hệ thống màng có thể hút năng lượng vũ trụ trực tiếp vào cơ thể.
Vì thế, Đạt ma sư tổ 9 năm ngồi thiền, Phật 49 ngày không ăn uống mà vẫn sống được nhờ năng lượng tiên thiên (năng lượng nhẹ) dù cơ thể sụt cân. Tuy nhiên ngồi thiền phải đúng phương pháp nếu không sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, thậm chí có thể hôn mê hoặc điên loạn.
BS.VS Thắng phân tích, chúng ta thường thấy các thiền sư nói về thiền theo những khái niệm như thiền định, thiền quán hoặc thiền chỉ, thiền chỉ quán… Thực tế các danh vị này chỉ có một nội dung là thiền, để đạt được sự thành tịnh và giác ngộ. Khi dùng nghĩa thiền định có nghĩa là nói về các giới tầng của thiền là: Giới – Định – Huệ. Định là trung tâm của thiền, là sự thanh tịnh thuần khiết để đạt đến giác ngộ.
Nhưng muốn có định thì phải Giới (trí giới) như trí ngũ giới: bất sát, bất đạo, bất dận, bất vọng, bất tửu. Nghĩa là không sát sinh, không tham lam, không dâm dục, không vọng ngữ và không uống rượu. Vì có trí giới mới tu được định. Định đưa lại tâm tỉnh giác. Tâm tỉnh giác sẽ phát ra Trí huệ. Qua Trí huệ (trí vô sư) là ánh sáng của tâm sẽ hết vô minh, thấy rõ bản thể của tâm và cũng là thể tính của vũ trụ, thấy rõ thực tưởng của vạn loài muôn pháp, để độ mình, độ người.
Ăn ít, nhịn ăn để kết nối sóng năng lượng
BS.VS Thắng chia sẻ, thiền mang lại sức khỏe, trường thọ và an lạc. Thiền có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh thân, tâm…Tuy nhiên, thiền chỉ có tác dụng khi tập đúng. Khi tập đúng, ngồi thiền trong trạng thái tự nguyện, cơ thể tỉnh táo, rất tự tại và đạt được định thì đạt được tự tại trong ăn uống và sinh hoạt vì “thần vượng không ham ngủ, khí vượng không ham ăn và tịnh vượng không ham sắc”, nghĩa là khi đạt được định người ta có thể nhiều ngày không ăn, không ngủ vẫn không sao. Còn không ăn mà tập sai phương pháp có thể gây ra rất nhiều tác hại.
Chẳng hạn, trong trạng thái ngồi thiền nhưng đang sân hận, đang nóng giận, đang có những ức chế mà không xả được trạng thái thì ngồi thiền có thể sinh bệnh. Vì thế những người tâm đang động loạn thì phải xả được những thứ đó trước khi vào thiền. Nếu không cơ thể sinh ra biến đổi về sinh lý, tinh thần và gây ra biến hoạt về trí tuệ khiến con người đau ốm, tinh thần trở nên điên loạn – tẩu hỏa nhập ma.
Thiền kết hợp với ăn ít hoặc nhịn ăn mà tập đúng rất tốt. Bởi nếu nhịn ăn cơ thể ở trạng thái trống thì các sóng năng lượng kết nối hoạt động mạch hơn khi ăn. Nếu ăn lục phủ ngũ tạng, khí huyết mạch máu… đều phải vận động để chuyển tải đồ ăn, thức uống nên khả năng hấp thu năng lượng ít đi. Hơn nữa, nếu ăn nặng còn sinh ra rối loạn hoặc tác dụng phụ khi ngồi thiền.
Vì khi ăn no trong cơ thể có năng lượng thô trong khi thiền thu năng lượng nhẹ, do đó sự tiếp nhận sẽ cản trở. Vì vậy, trước khi ngồi thiền không nên ăn mà thiền xong hẵng ăn, còn nếu không quen nhịn thì cũng chỉ nên ăn ít, ăn nhẹ có vậy thiền mới hiệu quả. Khi thiền mà đã đắc được khí (theo khí công) và vào được định – tắt mọi cảm giác bên ngoài tĩnh lặng dung hòa với năng lượng vũ trụ thì người ta có thể tịnh cốc – không cần ăn.
Việc nhịn ăn ngồi thiền trị bệnh hoàn toàn chỉ tương đương trong khoảng khắc thiền, chẳng hạn như trong nhà chùa thì quá Ngọ không ăn nữa để cơ thể tĩnh, trống đến tối ngồi thiền và niệm Phật, chứ không phải nhịn ăn cả ngày. Bởi nếu cả ngày không ăn cơ thể sẽ sinh ra sự thiếu hụt năng lượng dẫn tới những phản ứng về tinh thần như chóng mặt, hoa mắt, chân tay bủn rủn… và còn có thể sinh ra phong tâm và hôn trầm – che mờ thính giác không biết gì.
Còn nếu đang ăn nhiều tập một thời gian người ta ăn đi và đến giai đoạn đắc khí thì người ta có thể nhiều ngày không ăn hoặc ăn rất ít không đáng kể. Nhưng khi đang ăn uống bình thường mà tự nhiên không ăn thì sẽ gây sự phản ứng ngược lại. Trước hết, tâm đã ổn định chưa nếu không thì sẽ phong tâm sẽ bị phản chiếu tâm linh thân ngồi nhưng tâm nghĩ đủ thứ chuyện. Những người chưa sẵn sàng đang phong tâm muốn ngồi thiền để ổn định tâm thì sẽ sinh ra bệnh cho cơ thể, dẫn đến nghịch khí, loạn khí, thậm chí “tẩu hỏa nhập ma”.
Còn bình thường đang ăn, tu xong 1 – 2 năm tự họ giảm ăn đi hoặc tu đến đắc khí chủ động ăn ít đi thì dù cơ thể nhìn gầy nhưng họ vẫn còn khỏe mạnh. Còn hôn trầm là tự nhiên nhịn ăn dẫn tới hao hụt năng lượng gây rối loạn cơ thể dẫn tới rối loạn hệ thống nội kinh và lúc đó sẽ không đủ khí để cho tinh tụ, không đủ khí cho thần sáng. Bởi tinh khí thần đều là năng lượng, tinh khí không đủ, thần sắc mất đi con người có thể chết…
Luyện tinh hóa khí để đạt nguyên thần
BS.VS Nguyễn Văn Thắng phân tích thiền + nhịn ăn theo quan điểm y học, năng lượng theo triết học phương Đông như sau: Cấu trúc của thần xác tạo nên năng lượng sinh học để tạo sức sống của phần thân gồm: thể vật lý (cân, cơ, xương) và thể năng lượng (khí, huyết, nội dịch).
Cấu trúc thân xác (năng lượng sinh học) được bắt đầu từ não bộ, thông qua tủy sống mà kết nối với tâm thận. Não bộ tạo nên tâm ý với 4 trạng thái là: Tâm, Thần, Giác, Ý. Thân tạo nên sinh lý thông qua tủy sống mà hợp nhất với não. Não hợp nhất với thân qua tủy sống, được điều chỉnh qua hệ thống nội kinh mà lan tỏa sinh lực đến cơ thể. Thông qua cơ cấu vận động và năng lượng để duy trì sự sống.
Cơ cấu thông qua vận động để tích lũy và xả năng lượng. Năng lượng thông qua vận động để ổn định cơ cấu. Quá trình này đều qua hệ thống nội kinh, được ấn định trên tủy sống, do sự hợp nhất của não và thận mang lại. Khi luyện tập tĩnh công (thiền) sẽ làm cho hệ thống này được ổn định – cân bằng não thận, cân bằng thủy hỏa – cân bằng tâm lý và sinh lý. Quá trình này sẽ mang đến sức khỏe, hạnh phúc và trí tuệ.
Cấu trúc cả thần hồn là tinh thần nằm trong hệ thống màng kết nối với màng não, màng của các phân khu não, màng của khe não, cuộn não, thông qua màng tủy sống, màng lục phủ ngũ tạng, màng tế bào… Để hợp nhất mọi bộ phận trong cơ thể. Nếu như thần xác phụ trách phần xác thông qua sóng dao động (sóng sinh học) thì phần hồn phụ trách linh hồn thông qua sóng giao cảm. Sóng giao động chỉ tạo nên sóng sinh học nuôi thể xác, còn sóng cảm của linh hồn tạo nên 4 trạng thái tâm thức là: Tâm, Thần, Giác, Ý. Khi ngồi thiền vào định thì sóng giao cảm mạnh và thăng hoa 4 trạng thái tâm thức đó.
Hơn nữa, theo cấu trúc của bộ não: Thùy trán não thuộc trí tuệ luôn thuần sáng, còn thùy chẩm thuộc Hư vong luôn tụ khí âm sinh ra ảo vọng. Bình thường do những khởi niệm tham- sân-si hằng ngày nên thùy chẩm hoạt động mạnh, tụ nhiều tà khí, làm ta sinh nhiều hư vọng. Khi ngồi thiền trong chính niệm: Thùy trán hoạt động, thùy chẩm tắt, hai bán cầu đại não phải trái hợp nhất, não trở nên rỗng lặng và trong sáng, tâm hồn khoáng đạt, tự tại và trí tuệ tăng trưởng.
Mặc dù não con người chỉ chiếm 2 – 5% trọng lượng cơ thể nhưng lúc nghỉ ngơi đã hút 25% năng lượng cơ thể. Khi thiền định não hút 70 – 80% năng lượng cơ thể, sẽ kích hoạt các tế bào não, đặc biệt các tế bào thuộc chất xám hoạt động tích cực, làm não sáng lên, trí tuệ thăng hoa, sẽ thông minh hơn, thấy biết rộng và vi tế hơn.
Khi nhập định não ở trạng thái tĩnh sẽ hút được các năng lượng siêu nhẹ của vũ trụ, ngấm vào trong lớp sâu của não, sẽ sống dậy những tiềm thức trong ta. Đặc biệt, não chứa 17 tỷ nơron thần kinh. Bình thường chúng ta chỉ sử dụng 0,14 tỷ nơron, khi thiền nhập định sẽ huy động từ 5- 20% số nơron hoạt động. Khi năng lượng vũ trụ ngấm vào lõi của não, đánh thức 17 tỷ nơron này hoạt động thì chúng ta đã hòa nhập vào vũ trụ, tính biết phủ trùm vũ trụ.
Điều đó chứng tỏ khi luyện thiền, ăn ít tức là chúng ta đang luyện thần thái, cho ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh, luyện Tinh – Hóa – Khí để đạt nguyên thần. Cốt khí sẽ mạnh, nguyên khí trường tồn và thần khí vượng sẽ khỏe mạnh, sống lâu và trường thọ.
Nhật Hà
(Còn nữa)