Ảnh minh họa.
Thúc đẩy quá trình tiến hóa tâm linh
TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA – cơ quan chuyên nghiên cứu về dưỡng sinh, ngoại cảm và tâm linh cho biết, gần đây, y học hiện đại cũng đã nhìn nhận sự ích lợi của việc nhịn ăn và khuyên mọi người nhịn ăn theo đúng phương pháp nhằm huy động tối đa bản năng sinh tồn tự nhiên của cơ thể sống để chống lại bệnh tật.
Bởi không chỉ thức ăn nuôi sống con người, mà có nhiều nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có năng lượng platsma siêu hình là nguồn năng lượng tinh rất được coi trọng. Nhịn ăn và thiền định là mong muốn thu nguồn năng lượng này để đồng nhất Khí trời, Khí đất, Khí con người. Sự đồng nhất này tạo nên năng lượng mới cho chính con người, đánh thức các nơron thần kinh mà hơn 90% còn đang li bì giấc ngủ.
TS Khanh phân tích, trong cơ thể sống luôn có sẵn đồng hồ sinh học để tự điều chỉnh nhịp sinh học, giữ cho sự cân bằng năng lượng, nó giống như “phòng y vụ” của bệnh viện. Có nhiều loài nhịn ăn theo chu kỳ mỗi mùa đông hằng năm (như loài gấu ngủ đông). Khi cơ thể đau yếu, nếu ta ăn nhiều thì “hệ thống nội trợ” không những không tiêu thụ hết năng lượng do thức ăn nhập vào, mà còn bị gánh nặng “tồn kho” và năng lượng dư thừa này lại trở thành kẻ thù (nó phân hủy thành chất độc hại hoặc quay sang nuôi dưỡng tế bào độc hại giống như quân lương bị tiếp tế cho quân giặc).
Tình trạng này cũng giống như một trận chiến, nếu ở một chiến trường mà cả hai bên đều rất thuận tiện và dồi dào về quân lương thì kẻ thù sẽ phát triển nhanh hơn quân ta. Nhưng nếu ta “nhịn thở” tốt hơn thì nên kéo kẻ thù cùng lặn xuống nước, chắc chắn kẻ thù không chịu được sự thiếu dưỡng khí và bị tiêu diệt sớm hơn.
Thiền chính là sự điều hòa của hơi thở. Nhịn ăn giống như một nhà máy, sau một thời gian công nhân làm việc quá dài, rất mệt mỏi, thì cần phải có thời gian cho công nhân nghỉ ngơi (giống như trận bóng phải có nghỉ thời gian 15’ giữa giờ để phục hồi sức lực. Toàn bộ các cơ quan chứ năng của cơ thể như dạ dày, gan, mật, ruột, thận, phổi, tuỵ …đều có một kỳ “nghỉ phép” để tái tạo và phục hồi bản năng và chắc chắn sẽ trở nên tinh nhuệ hơn sau thời gian nhịn ăn. Phổi, Tim và mạch cũng giống như công ty vệ sinh môi trường, sẽ có một thời kỳ nhàn nhã để thau rửa đường ống và bảo dưỡng hệ thống giao thông.
Giống như một bể nước, theo chu kỳ cũng phải ngừng bơm nước để cọ rửa đường ống và vét sạch bùn đất đọng lại ở đáy bể, thì nhịn ăn cũng vậy, nó là cơ hội để tẩy rửa, bài tiết các chất độc hại bám vào thành ruột, dạ dày và toàn bộ các cơ quan chứ năng cũng như các mô tế bào của cơ thể, do đó làm sạch toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện cho cơ thể trở lại trạng thái:”đường thông hè thoáng” và làm việc với hiệu quả cao nhất. Sau khi nhịn ăn, các tế bào già cỗi được tẩy rửa, tạo điều kiện cho các tế bào mới đựợc phát triển, (giống như tỉa các cành già cỗi để khuyến khích chồi non) làm trẻ lại toàn bộ hệ thống chức năng và phục hồi lại sự thanh xuân cho mọi tế bào, mô, mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa và gia tăng tuổi thọ.
Hơn nữa, nhịn ăn không chỉ làm tăng chức năng và trách nhiệm cho “phòng y vụ” của cơ thể mà còn thúc đẩy quy trình tiến hoá tâm linh. Khi “đường thông hè thoáng“ thì tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, làm trí óc sáng suốt, giác quan bén nhạy và “kho dữ liệu” được làm sạch, làm tăng dung lượng của bộ nhớ, các rác rưởi (là các chất độc hại) làm tắc nghẽn não bộ được rửa sạch và tẩy trừ. Đường dây dẫn của trí tuệ đã được dọn sạch các “điện trở” thì trở nên thông suốt, minh triết…
Sau khi nhịn ăn, các hệ thống “thông hơi, cấp nhiệt” được làm sạch, những độc tố sẽ được giải phóng qua da và các lỗ chân lông, các chất mỡ thừa cũng được “dọn sạch”, phục hồi được chức năng sản sinh các chất “hêrôin” nội sinh, làm cơ thể không còn thèm khát các chất gây nghiện và hút, chích hêrôin bên ngoài.
Cho nên, nhịn ăn có thể cai nghiện thuốc lá, ma túy, rượu, thậm chí điều trị được cả chứng mất ngủ. Nhịn ăn sẽ giải phóng các chất thừa trong cơ thể, tẩy sạch các khối u, mầm bệnh, sưng tấy, sỏi thận, sỏi mật và các thán khí tàng trữ lâu năm trong túi phổi, dọn sạch các khu lưu trú của vi khuẩn và vi trùng, và giảm cân đối với người béo phì…
Môn khoa học mới đặc biệt về trí tuệ con người
Ngồi thiền thường khiến người ta ăn ít đi.
BS Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng cảm xạ cho biết, nhịn đói được coi là một môn khoa học mới, đặc biệt về con người. Đối với dạng trường năng lượng của con người việc nhịn đói có tác dụng hai mặt: luyện sức sống cho cơ thể để phục hồi và đổi mới, thanh lọc ý thức khỏi các sức ép tâm lý gây bệnh. Các nhà thông thái thời cổ đã sử dụng chính hai tác dụng ấy của việc nhịn đói để đạt tới sự sáng suốt và thông minh.
BS Eduard Duyy ở bang Pensilvania – người đầu tiên áp dụng cách nhịn đói chữa bệnh ở Mỹ. Ông là người đã chữa khỏi bệnh cho một phụ nữ kiệt sức vì bệnh thấp khớp nặng đã đi lại được ở ngày thứ 46 đã liệt kê trong cuốn sách giáo khoa sinh lý học về sự tổn hao các bộ phận của cơ thể trong trường hợp chết đói như sau: Mỡ 97%, lá lách 63%, gan 56%, các cơ 30, máu 17, thần kinh TW 0%. Điều đó cho thấy, các mô đều bị thiệt hại nhiều hoặc ít vì đói, trừ não bộ. Khả năng hoạt động trí óc của con người trong quá trình nhịn đói (nếu không bị nhiễm độc nặng) và đặc biệt sau khi nhịn đói được kích thích rất tốt. Một là trí nhớ được tăng cường; hai là trí óc làm việc tốt hơn; ba là nhận được thông tin từ trường thông tin vũ trụ.
Nguyên nhân trí nhờ được tăng cường là vì, cái chức năng đặc biệt so sánh thông tin từ các giác quan báo về với thông tin có trong “ngân hàng” trí nhớ hay bị méo mó vì sự hiện diện các “nhiễm loạn” là các sức ép tâm lý. Sức ép tâm lý đó cũng là một cục thông tin năng lượng giống như thông tin chứa trong bộ nhớ nhưng không nằm trong ổ của nó mà nằm “trên đường” nối các giác quan, nối “ngân hàng” thông tin do cảm giác tạo ra, với chức năng của trí óc, chức năng ra quyết định nên hành động như thế nào trên cơ sở thông tin thu được.
Bằng việc chịu đựng một cách có ý thức, cái đói sẽ “xóa bỏ” cục thông tin – năng lượng bệnh lý của sức ép tâm lý. Bây giờ chức năng xử lý thông tin và ra quyết định không còn bị nhiễm nữa, thể hiện ở chỗ trí nhớ được tăng cường, tư duy nhanh nhận và sáng suốt.
Một yếu tố khác bóp mép hoạt động trí óc là các chất xỉ, các chất xỉ tạo nên trường của chúng trong dạng trường năng lượng của con người, cản trở quá trình thông tin – năng lượng của tư duy. Việc tống khứ chất xỉ ra khỏi cơ thể sẽ phục hồi độ trong sạch của trường thông tin năng lượng, làm cho các quá trình thông tin diễn ra thuận lợi; thể hiện ở khả năng tư duy nhanh và rõ, đưa ra được các quyết định độc đáo.
Các cơ cấu trường và lượng tử của con người làm cho con người “chìm ngập” trong “đại dương vũ trụ” thông tin – năng lượng. Bất cứ gì xảy ra trong đại dương đó đều ngay lập tức được phản ánh ở các cơ cấu kia và làm biến đổi chúng. Tín hiệu biến đổi này muốn được nhận biết, phải đạt tới cấp độ hoạt động của trí óc, thể hiện sự bừng sáng của trực giác hoặc linh cảm. Nhưng ở cấp độ lượng tử và trường đã có các sức ép tâm lý bóp méo, truyền tín hiệu mạnh hơn với “tần số bệnh lý” lấn át các giao động của vũ trụ. Thời cổ xưa cái đói được sử dụng để phát huy và hoàn thiện các khả năng kể trên. Đức phật, Jésu Kitô, Mahomed đã nhịn đói chính là nhằm mục đích đó.
Nhật Hà
(còn nữa)