Chứng bệnh kinh nguyệt trong Đông y

Kinh nguyệt rối loạn trong đông y được gọi tên là bệnh Nguyệt kinh, gồm các chứng bệnh xuất hiện trong kỳ kinh với nhiều biểu hiện khác nhau
kinh nguyệt

Thuốc trị rối loạn kinh nguyệt trong đông y

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm. Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung cùng với 2 mạch Xung, Nhâm có quan hệ không thể tách ra được. Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng.

Các rối loạn kinh nguyệt được gọi tên là bệnh Nguyệt kinh, gồm các chứng bệnh xuất hiện trong kỳ kinh.

Hành kinh đau bụng – thống kinh: tức là trước, sau hoặc trong khi hành kinh đau bụng, chủ yếu là bụng dưới và ngang lưng. Đây là một bệnh thường thấy của phụ khoa. Nguyên nhân sinh ra bệnh này phần nhiều do khí trệ, huyết ứ, hàn khí ngưng trệ hoặc huyết hư gây nên.

Do khí trệ phần nhiều đau bụng dưới trước khi thấy kinh, đau giằng sang mạn sườn hoặc thấy vú căng. Do huyết ứ, phần nhiều trước khi thấy kinh hoặc vừa mới thấy kinh thì bụng dưới đau nhói sợ ấn tay vào, sắc kinh tím mờ hoặc có hòn cục ứ lại.

Do hàn khí ngưng trệ, phần nhiều thấy bụng dưới đau lạnh hoặc đau quặn lại, chườm nóng vào thì giảm đau, hành kinh không được thông xướng nhẹ nhõm, sắc kinh mờ. Do khí hư, phần nhiều sau khi thấy kinh, bụng và ngang lưng đau râm ran, thích ấn tay vào, lượng kinh thấy ít, sắc nhạt chất loãng.

Thổ huyết, đổ máu cam khi hành kinh – Đảo kinh, Nghịch kinh: Trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trước hay sau khi thấy kinh, xuất hiện bệnh nôn ra máu hoặc đổ máu cam có tính chu kỳ. Do gây bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, lại thường hay làm cho lượng kinh ra ít hoặc tắc kinh cho nên gọi là “đảo kinh” hoặc “nghịch kinh”. Bệnh này phần nhiều do can khí nghịch lên, can kinh uất hỏa hoặc âm hư phế táo mà gây bệnh.

Ỉa chảy khi thấy kinh – kinh hành tiết tả: Tức là ỉa chảy trước khi thấy kinh hoặc khi vừa mới thấy kinh, khi hành kinh thì đi, sạch kinh thì lại thôi không đi nữa. Do tỳ hư hoặc thận dương hư cùng ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho thủy thấp không vận hành được, phần nhiều kém theo triệu chứng mắt vàng: chân tay mỏi rời, miệng nhạt, ăn uống giảm sút, chậm chí phù thũng, bụng trướng.

TTND.LY giỏi Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top