Trong cuộc diễn tập đa quốc gia, bốn lực lượng hải quân Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Hải quân Hoàng gia Anh (RN), Hải quân Hoàng gia Úc (RAN), Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Mỹ đồng tham gia lập kế hoạch tác chiến, thục luyện thông tin liên lạc hải quân tiên tiến, diễn tập tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến phòng không, bắn đạn thật, tiếp vận hậu cần kỹ thuật trên biển, trực thăng bay chuyển boong và ngăn chặn hàng hải.
Chuẩn đô đốc Dan Martin, chỉ huy trưởng Cụm Hải quân tấn công tàu sân bay (CSG) 1 tuyên bố:
“MPX là chương trình huấn luyện diễn tập hải quân đa lĩnh vực cao cấp với hiệu quả cao nhất. 4 quốc gia tham gia đều có lợi ích lâu dài trong việc duy trì an ninh, ổn định và tự do hàng hải trên vùng nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ tiếp tục rèn luyện lực lượng của mình để đạt được tốc độ, độ chính xác, khả năng tấn công tiêu diệt nhằm nâng cao đến mức tối đa khả năng chiến đấu với các đối tác đáng tin cậy trong khu vực".
“Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các cuộc huấn luyện diễn tập tổng hợp với các đối tác quốc tế nhằm duy trì cam kết và quyết tâm chuyển hướng chiến lược của Mỹ vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài việc duy trì trật tự dựa trên luật quốc tế trong chiến lược an ninh hàng hải toàn cầu, cam kết vững chắc của Hải quân Mỹ đối với an ninh hàng hải trên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại và vận tải quốc tế” - ông nói tiếp.
Các đơn vị của hải quân Hoàng gia Australia, Anh, Nhật Bản và Mỹ thường xuyên phối hợp hành động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, duy trì và đẩy mạnh phương thức liên kết phối hợp hướng tới an ninh và ổn định khu vực.
Cuộc diễn tập với nhiều đồng minh và đối tác cùng nhau tăng cường khả năng tương tác và duy trì hoạt động thường xuyên trên vùng nước Ấn Độ Dương.
Hải quân Hoàng gia Australia có khinh hạm lớp Anzac HMAS Ballarat (FFH 155) và HMAS Sirius (O 266).
Hải quân Hoàng gia Anh tham gia gồm Cụm hải quân tấn công tàu sân bay (CSG) 21, trong đội hình chiến đấu là tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08); khu trục hạm HMS (D36); HMS Kent (F78); HMS Richmond (F2389); Tàu hậu cần kỹ thuật RFA Tidespring (A136); RFA Pháo đài Victoria (A387); khu trục hạm Aegis tên lửa dẫn đường USS The Sullivans (DDG 68).
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) có khu trục hạm đổ bộ trực thăng đa năng lớp Izumo JS Kaga (DDH 184), khu trục hạm lớp Murasame JS Murasame (DD 101).
Cụm Hải quân tấn công tàu sân bay (CSG) 1 Mỹ, bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70); Không đoàn không quân hải quân (CVW) 2; Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Lake Champlain (CG 57); Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stockdale (DDG 106); Tàu hậu cần kỹ thuật Hạm đội Henry J. Kaiser USNS Yukon (T-AO 202).
CSG 1 đang hoạt động trong vùng trách nhiệm của Hạm đội 7 Mỹ. Đây là lần đầu tiên CSG được triển khai trong vùng hoạt động của Hạm đội 7 với Lực lượng Không quân Tương lai (AWOTF), được trang bị Máy bay tiêm kích tàng hình đa nhiệm F-35C Lightning II và Trực thăng cánh quạt xoay CMV-22B Osprey Hải quân.
Trước đó, cụm Hải quân tấn công tàu sân bay CSG 1 đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập song phương với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cùng ba tàu sân bay bao gồm tàu sân bay HSM Queen Elizabeth (R08) Hải quân Hoàng gia Anh và tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan (CVN 76) của Hải quân Mỹ.