<!-- main content --> <div> <p>Kết quả này đã đưa ra những câu hỏi thú vị về việc làm thế nào để biết phương pháp tập luyện nào tác động tới chúng ta ở mức độ vi mô và liệu sự khác nhau này có ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn cách vận động.</p> <p>Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến tuổi tác của chúng ta. Những người lớn tuổi tập thể dục thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn, cân đối hơn, cơ bắp săn chắc hơn và ít có khả năng mắc nhiều bệnh và khuyết tật hơn so với những người cùng tuổi.</p> <p>Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tập thể dục làm thay đổi hoạt động của nhiều gen, cũng như hệ thống miễn dịch, cơ chế sửa chữa cơ bắp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể.</p> <p>Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng, các tác dụng chống lão hóa phổ biến nhất của việc tập thể dục có thể xảy ra ở đầu các nhiễm sắc thể của chúng ta, được gắn với các mẩu vật chất nhỏ gọi là telomere.</p> <p>Telomere dường như bảo vệ ADN của chúng ta khỏi bị hư hại trong quá trình phân chia tế bào, nhưng thật không may, nó ngắn dần và mòn đi khi tế bào lão hóa. Tại một số điểm, chúng không còn bảo vệ ADN của chúng ta và tế bào trở nên yếu ớt và không hoạt động (hoặc chết).</p> <p>Nhiều nhà khoa học tin rằng, chiều dài telomere là thước đo hữu ích của tuổi chức năng tế bào.</p> <p>Một nghiên cứu mới được công bố hồi tháng 11 trên Tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy, nhiều nhà khoa học trực tiếp kiểm tra xem liệu tập thể dục có thay đổi telomere hay không. Họ cũng hy vọng tìm hiểu xem thể loại và cường độ của bài tập có quan trọng không.</p> <p>Các nhà nghiên cứu bắt đầu quan sát 124 người đàn ông và phụ nữ trung niên khỏe mạnh. Những người này được thử máu để kiểm tra chỉ số máu và đo chiều dài telomere trong các tế bào bạch cầu.</p> <p>Sau đó, một số tình nguyện viên được chỉ định ngẫu nhiên để tiếp tục cuộc sống bình thường dưới sự kiểm soát của các nhà nghiên cứu hoặc bắt đầu tập thể dục.</p> <p>Những người khác bắt đầu một chương trình có giám sát về đi bộ nhanh hoặc chạy bộ trong 45 phút ba lần một tuần, hoặc một bài tập xen kẽ với cường độ cao ba lần một tuần, bao gồm bốn phút tập thể dục vất vả sau bốn phút nghỉ ngơi, với trình tự được lặp lại bốn lần.</p> <p>Nhóm cuối cùng tập tạ , hoàn thành một chuỗi các bài tập đối kháng ba lần một tuần.</p> <p>Sau 6 tháng, các tình nguyện viên được mời trở về phòng thí nghiệm để kiểm tra thể lực và lấy máu. Kết quả thật bất ngờ, những người đàn ông và đàn bà ở độ tuổi trung niên chạy bộ có telomere dài hơn so với ban đầu. Còn telomere của những người tập tạ thì vẫn như thế, thậm chí có người còn bị ngắn đi.</p> <p>Tiến sĩ Christian Werner, nhà nghiên cứu tim mạch và nghiên cứu tại Đại học Saarland, Đức, người đứng đầu nghiên cứu mới cho biết, kết quả này cho thấy, những người chạy bộ có thể làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào.</p> <p>Còn những người tập tạ hoặc các bài tập đối kháng vất vả nhưng nhịp tim trung bình thấp hơn nhiều so với khi chạy, điều này dẫn đến lưu lượng máu chậm hơn và có lẽ ít phản ứng sinh lý từ chính các mạch máu. Những người tập các bài tập về đối kháng sẽ sản xuất ít chất oxit nitric, được cho là ảnh hưởng đến hoạt động của telomerase và góp phần kéo dài telomere.</p> <p>Nghiên cứu mới này đã đưa ra một thông điệp rằng, tập thể dục dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể thay đổi bản chất của lão hóa, ngay cả đối với những người đã ở tuổi trung niên.</p> <p>" Không có gì là quá muộn. Hãy giữ cho tế bào của bạn tươi trẻ", ông Werner cho biết.</p> <p> </p> <p><span>Theo Tiền Phong</span></p> </div> <!-- end article main content -->
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chạy bộ khiến bạn trẻ hơn
Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng, các tác dụng chống lão hóa phổ biến nhất của việc tập thể dục có thể xảy ra ở đầu các nhiễm sắc thể của chúng ta, được gắn với các mẩu vật chất nhỏ gọi là telomere.
Theo ngaynay.vn
Bác sĩ mách cách phòng ngừa ho khan khi thời tiết chuyển lạnh
Bé gái 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng
Người trẻ cẩn thận suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo
Loại rau dại xưa ít người biết nay thành "đặc sản" giúp thanh nhiệt, bổ phổi
Chướng bụng, khó tiêu nghĩ bệnh tuổi già... không ngờ u gan "khủng"
Ít người biết lợi ích sức khoẻ tuyệt vời của mướp đắng rừng
Mướp đắng rừng là một loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có nhiều đặc tính dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.
Cụ bà 104 tuổi ở Phú Thọ khỏi đau lưng nhờ bơm cement sinh học
Cụ bà 104 tuổi bị chấn thương lún đốt sống, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiến hành phẫu thuật bơm cement sinh học đã có thể đứng lên đi lại bình thường.
"Điểm" loại gia vị phổ biến giúp giảm lượng đường trong máu
Ngoài tác dụng tạo thêm hương vị cho món ăn, các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi còn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao.
Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị đình chỉ hoạt động
Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 109 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Trẻ 12 tuổi nôn ra máu... do xuất huyết tiêu hóa
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở người lớn và trẻ lớn tuổi, nhưng thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa và cả trường hợp trẻ 3-10 tuổi cũng mắc bệnh.
Phòng khám Đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng, tước giấy phép 4 tháng
Phòng khám Đa khoa Tháng Tám bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 106 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 4 tháng do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Bác sĩ chỉ cách nhận biết và điều trị hội chứng “ngưng thở khi ngủ”
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử... Vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm.
Sốt cao, khó thở thanh niên khỏe mạnh không ngờ bị lao gây thủng thực quản
Là thanh niên khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhưng khi đau đầu, sốt cao, chàng trai 21 tuổi đi viện không ngờ mắc lao với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vi khuẩn lao gây tổn thương phế quản xâm lấn vào thực quản gây tạo thành lỗ rò.
Bé trai suy tuyến thượng thận do tự ý dùng "thuốc đông y tăng cân"
Người dân cần hết sức lưu ý với các sản phẩm thuốc gắn mác thuốc đông y với tác dụng tăng cân, trị biếng ăn, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, ho, viêm da, giảm đau, sưng khớp… bởi chúng có thể bị trộn lẫn corticoid.
Biến chứng mù lòa, đột quỵ do xu hướng trẻ hóa bệnh lý đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến có tỷ lệ mắc mới cao và xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Biến chứng suy tim do hở van tim và cách phòng ngừa hiệu quả
Trong tim có 4 van quan trọng là van tim 2 lá, van tim 3 lá, van tim động mạch chủ và van tim động mạch phổi. Khi các van tim này không đóng chặt thì có thể gây ra biến chứng tim mạch nguy hiểm đặc biệt là suy tim.