<p><strong>Nguy cơ và hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng</strong></p> <p>Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn, đây là dạng SDD mạn tính, kéo dài. SDD thấp còi phản ánh một quá trình dài chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ với một chất lượng thấp. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi.</p> <p>Người ta thấy có mối liên quan rõ ràng là trẻ bị thấp còi thì sau này trở thành người trưởng thành cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi, khi sinh nở sẽ khó khăn và nguy cơ đẻ con SDD thấp còi cao hơn. Các nguy cơ trẻ bị SDD là:</p> <p><em>Giai đoạn bào thai: </em>Nếu trẻ bị SDD bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều dài thấp thì nguy cơ SDD thấp còi cao.</p> <p><em>Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi:</em> chiều dài lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy, cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.</p> <p><em>Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì: </em>Đây là giai đoạn phát triển chiều cao rất tốt với trẻ gái từ 10-13 tuổi, 13-17 tuổi ở trẻ trai. Sau giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ rất khó có thể phát triển chiều cao được nhiều nữa, tức là khi trẻ gái sau khi xuất hiện hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi.</p> <h2><strong>Chế độ dinh dưỡng cho trẻ SDD theo từng giai đoạn</strong></h2> <p><strong><em>Trẻ dưới 2 tuổi:</em></strong>Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ).</p> <p><strong><em>Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì:</em></strong> Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><em>Năng lượng:</em> nhu cầu năng lượng từ 1.900-2.300kcal/ngày/nữ và 2.100-2.800kcal/ngày/nam. Để đáp ứng được nhu cầu, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.</p> <p><em>Đạm: </em>Protein rất cần thiết để phát triển về chiều cao và cân nặng vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hormon) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể. Nhu cầu protein hàng ngày là 50-70g/nam và 50-60g/nữ, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số là ≥35%, năng lượng từ chất protein cung cấp chiếm 13-20% năng lượng của khẩu phần. Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc...</p> <p><em>Chất béo:</em> Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitamin A, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60-78g/ngày/nam và 55-66g/ngày/nữ, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%.</p> <p><em>Chất sắt:</em> Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở nước ta, khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao từ khẩu phần là rất thấp.Vì vậy, ngay giai đoạn đầu vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Trẻ trai vị thành niên nhu cầu sắt 11-17mg/ngày, trẻ nữ cần 11-29mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà...</p> <p><em>Vitamin A: </em>Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. VitaminA có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa...; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, gấc, quả màu vàng. Nhu cầu vitamin A hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800µg/ngày/nam và 650µg/ngày/nữ.</p> <p><em>Canxi:</em> Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều, vì vậy, nhu cầu canxi là 1000mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.</p> <p><em>Nhu cầu vitamin D</em> tuổi vị thành niên là 15µg/ngày. Sữa là sản phẩm cung cấp nguồn chất đạm và canxi, với trẻ không thích uống sữa, có thể dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô-mai hoặc sử dụng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và hải sản.</p> <p><em>Kẽm:</em> Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9-10mg/nam và 7-8mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...).</p> <p><em>Vitamin C:</em> Vitamin C giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95mg/ngày.</p> <p>Để trẻ khỏe mạnh, thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua các giai đoạn này thì không có cơ hội lấy lại được.</p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Theo suckhoedoisong.vn
Gà nhồi xôi chữa suy dinh dưỡng
Gần ¼ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi
Suy dinh dưỡng có nên cho ăn thịt cóc?
Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ thấp còi
Trẻ thấp còi có nên bổ sung vitamin và khoáng chất?
Suy dinh dưỡng trong tử cung và nhẹ cân khi đẻ non
Cách bổ sung kẽm cho trẻ thấp còi các mẹ nên biết
Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó
Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.
Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.
Đau bụng, đầy hơi đi khám phát hiện nhiều sỏi, cặn bùn tụ trong túi mật
Bệnh lý viêm túi mật cấp do sỏi túi mật thường xảy ra khi sỏi kẹt cổ ống túi mật hoặc sỏi lớn gây tắc nghẽn sự lưu thông của mật, dẫn đến viêm nhiễm,... nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến suy đa cơ quan.
Đau bụng, nôn... đi khám phát hiện dính ruột, bệnh biến chứng nguy hiểm sao?
Dính ruột có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như: tắc ruột, hoại tử ruột.
BV Bạch Mai dốc toàn lực cứu chữa các nạn nhân vụ phóng hoả quán cafe
“Bệnh viện Bạch Mai dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ phóng hỏa quán cafe trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) tối ngày 18/12”.
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhi 8 tuổi sốc nhiễm khuẩn kháng trị
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cứu sống ngoạn mục bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật chuyên sâu (ECMO, lọc máu, hạ thân nhiệt) cùng với kích hoạt báo động đỏ nội viện.
Huế: 2 cháu bé bị tan máu bẩm sinh được ghép tuỷ đồng loại thành công
Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa điều trị thành công và cho xuất viện 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tuỷ đồng loại.
Chinh phục 3 ca phẫu thuật nội soi cắt cả khối tá tụy
Phương pháp cắt khối tá tụy qua nội soi không chỉ đảm bảo việc loại bỏ triệt để khối u mà còn tối ưu hóa quá trình điều trị, vết mổ nhỏ hơn, ít chảy máu, hạn chế nguy cơ biến chứng, rút ngắn thời gian hồi phục, nằm viện.
Đặt stent chuyển dòng đột phá trong điều trị túi phình khổng lồ
Túi phình kích thước lớn không chỉ gây đau đầu kéo dài mà có nguy cơ vỡ gây chảy máu não dẫn tới hôn mê, tử vong... Đặt stent chuyển dòng mạch não là 1 kỹ thuật ít xâm lấn mang lại lợi ích cho bệnh nhân.