Cành giao chữa viêm xoang, đau răng

(khoahocdoisong.vn) - Cành giao có vị cay, hơi chua, tính mát, có độc, được dùng để chữa đau răng, viêm xoang, viêm mũi, dị ứng, chấn thương và đau nhức...

Cành giao (cây Xương khô, San hô xanh), tên khoa học Euphorbia tirucalli L., họ Thầu dầu. Ở nước ta người ta thường trồng cành giao bên cạnh cây hoa quỳnh để thể hiện cái đẹp hài hòa giữa người và cảnh vật.

Mặc dù cành giao có tính độc, nhưng nếu biết cách dùng, với liều lượng phù hợp thì nó có tác dụng chữa bệnh. Trong đông y, cây cành giao có vị cay, hơi chua, tính mát, có độc. Với liều nhỏ có tác dụng tẩy, liều lớn thì gây nôn, gây kích ứng mạnh da và niêm mạc, gây tiêu chảy và có thể gây ung bướu. Bôi ngoài, nhựa mủ cây này thường được dùng để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương nhưng gây phồng giộp da, dính vào mắt có thể làm mù mắt tạm thời. Trong trường hợp này, phải rửa mắt ngay bằng nước sạch (làm nhiều lần).

Ở nước ta, cành giao cũng được dùng để trị bệnh ngoài da, táo bón; rễ dùng trị loét mũi và trĩ. Một số bài thuốc thường dùng như sau:

Chữa đau răng: 50g cành giao sửa sạch, ngâm vào 100ml cồn 90O. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngậm một chốc rồi nhổ đi, ngày ngậm 3 – 4 lần.

Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn 5 mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi ấm, đầu kia cho vào mũi để hít hơi thuốc, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Mỗi lần xông 10 – 15 phút. Làm liên tục 3 – 5 ngày. Bệnh nặng có thể xông 7 – 10 ngày. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.

Chữa rắn cắn, côn trùng, ong hoặc bọ cạp đốt: Cành cây giao giã nhỏ, đắp lên vết thương.

Chữa chấn thương đau nhức: cành cây giao giã nhỏ, đắp lên chỗ đau nhức rồi băng lại. Khi thuốc khô lại dùng rượu loãng tẩm thêm vào bã thuốc.

Chữa mụn cơm: dùng nhựa mủ cây cành giao bôi lên mụn cơm.

PGS.TS Trần Công Khánh

(Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc cổ truyền)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top