Cẩn thận ngất xỉu vì… ký sinh trùng

Giun sán (ký sinh trùng – KST) không chỉ gây viêm não, u não… mà còn

GS.TS Nguyễn Văn Đề thăm khám cho bệnh nhân nhiễm KST.

Phải khiêng đi xét nghiệm giun sán

Bệnh nhân (BN) Trần Thị Phương (35 tuổi ở Hưng Yên) bị rối loạn tiền đình (RLTĐ) đã hơn chục năm, thường xuyên có những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa, ngất xỉu.

Gần đây, bệnh nặng không làm ăn được gì, đi khám không tìm ra bệnh, điều trị bệnh lại nặng thêm. BN không tự đi được mà phải nhờ 3 người trong gia đình đưa đến kiểm tra KST. Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện BN bị nhiễm ấu trùng sán lợn và giun lươn não với hiệu ứng giá thể cao 1/800.

Tương tự, BN Lê Thị Thanh (30 tuổi ở Hà Tĩnh) bị RLTĐ hơn 20 năm thường ngất xỉu tại cơ quan. Gần đây các cơn đau đầu kinh khủng, hoa mắt, chóng mặt diễn ra hằng ngày. BN đi khám được kết luận đủ thứ bệnh như thoái hóa chất trắng trong não, đau đầu vận mạch, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang, huyết áp cao… nhưng càng uống thuốc bệnh càng nặng.

Sau khi khám kiểm tra cũng phát hiện 5 loại KST gồm giun lươn não, ấu trùng sán lợn, giun đầu gai, giun đũa chó, giun lươn và uống thuốc trị giun sán, BN hết đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trong hồ sơ bệnh án của ông có rất nhiều BN bị đau đầu lâu năm, RLTĐ xét nghiệm nhiễm KST. RLTĐ do rất nhiều nguyên nhân như thiếu máu não, mất ngủ, stress, huyết áp, viêm xoang, thoái hóa đốt sống cổ… nhưng nhiều trường hợp lại do KST hoặc bệnh KST kết hợp.

GS.TS Nguyễn Văn Đề phân tích, có nhiều loại KST có thể vào não gây u não, động kinh, đau đầu và các biểu hiện giống rối loạn tiền đình, trong đó có 5 loài hay gặp nhất là: Ấu trùng sán lợn, giun lươn não, giun đũa chó, giun đầu gai và giun lươn ruột. Trong đó có 4 loài, có thể làm tổ trong não tạo thành u như ấu trùng sán lợn, giun đũa chó, giun đầu gai và giun lươn ruột có thể chụp thấy khối u khi chụp CT, MRI nhưng nhiều trường hợp u rất bé cũng không thể chụp thấy.

Đặc biệt, nguy hiểm là giun lươn não không thể phát hiện được. Bởi nó bơi trong nước não tủy gây viêm màng não, có thể dẫn tới hôn mê rất nặng và tử vong mà không tạo thành u.

TS Nguyễn Văn Tuấn, Bộ môn Thần kinh, Học viện Quân y cho hay, bệnh ở não do ký sinh trùng thường biểu hiện âm thầm, không có tính chất đặc hiệu, diễn biến từ từ tăng dần với biểu hiện đa dạng như sốt ẩm ỉ kéo dài, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, co giật động kinh, gày sút cân. Kèm theo các biểu hiện đa cơ quan gây tổn thương ở phổi, thận, gan.

Mặt khác hình ảnh tổn thương trên CT scanner hoặc MRI sọ não không điển hình, nên bệnh rễ nhầm với lao màng não, viêm não, đột quỵ não, ung thư… Đặc biệt, các bác sĩ cũng ít nghĩ tới mặt bệnh này.

KST có thể gây rối loạn thần kinh hoàn toàn

GS.TS Nguyễn Văn Đề cảnh báo, hiện nay cơ chế bệnh sinh do KST chưa được thế giới và Việt Nam nghiên cứu kỹ. Thực tế bệnh cảnh do KST gặp rất đa dạng.

Chẳng hạn, KST gây tổn thương các tổ chức, viêm nhiễm nơi ký sinh như giun móc, giun lươn, gây loét, chảy máu tá tràng, các loại sán gây viêm tại chỗ: viêm phổi, viêm dạ dày, ruột, viêm gan…; Giun đũa gây tắc ruột, lồng ruột, chui ruột thừa, chui ống mật; Sán lá gan gây tắc mật, sỏi mật, ung thư; Ấu trùng sán lợn gây chèn ép não, động kinh, co giật, mù mắt… Tác hại toàn thân gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm độc, sốt, phù, dị ứng, xuất huyết, có thể tử vong…

Các BN thường được chẩn đoán và điều trị nhầm, thậm chí nhiều trường hợp được bệnh viện trả về để chết do các bệnh lý khác nhưng khi xét nghiệm KST tìm thấy giun, sán và điều trị theo phác đồ KST thì bệnh lại khỏi.

Theo nhiều nghiên cứu, KST xâm nhập vào cơ thể người gây ra nhiều mối nguy hại. Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai trong tử cung và có thể làm thay đổi và khuếch đại một số chứng rối loạn thần kinh, như bệnh động kinh, Alzheimer, Parkinson, thậm chí có thể gây ung thư thần kinh…

Vì thế, GS.TS Nguyễn Văn Đề khuyên, người bệnh nếu thấy các biểu hiện đau đầu, RLTĐ không tìm được nguyên nhân, điều trị thuốc không có kết quả thì nên nghĩ tới KST, đi xét nghiệm, tránh điều trị nhầm gây tốn kém và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top