Cách xử lý nôn sau khi tiêm insulin

(khoahocdoisong.vn) - Nôn sau tiêm insulin rất ít khi xảy ra. Nếu xảy ra, thường cho người bệnh uống các loại dịch có pha đường. Nếu nôn dai dẳng cần phải đi viện.

Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường mới chuyển từ việc uống thuốc sang tiêm insulin. Sau mũi tiêm buổi sáng mẹ tôi bị nôn nhiều. Xin KH&ĐS cho biết, nôn có nguy hiểm không? Cách khắc phục?

Phạm Tú Phương (Hà Nội)

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường: Đây là trường hợp rất ít khi xảy ra. Nếu xảy ra, thường cho người bệnh uống các loại dịch có pha đường như nước đường, nước trái cây… Lưu ý là uống ít một (nhấm nháp) cứ khoảng 20 – 30 phút một lần. Mục đích là để duy trì lượng glucose máu < 5,6mmol/l (100 – 180mg/dl).

Nếu nôn dai dẳng, lượng glucose máu < 5,6 mmol/l người bệnh cần phải được đưa vào bệnh viện để truyền glucose. Cũng có nhiều trường hợp nôn liên tục kéo dài trên  4 – 6 giờ, hoặc có kết hợp với sốt cao, đau bụng, nhức đầu, buồn ngủ phải được xem là tình trạng cấp cứu, phải xem người bệnh có bị nhiễm trùng nặng hay không (tình trạng sốc nhiễm khuẩn, viêm ruột thừa, viêm màng não)...

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top