Hỏi: Mẹ tôi bị tiểu đường typ 2 mới chuyển sang tiêm insulin thì bị dị ứng. Xin hỏi, dị ứng sau tiêm insulin có thường xảy ra không? Nên xử trí ra sao?
Nguyễn Thị Phượng (Hà Nội)
PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Dị ứng được ước tính xảy ra ở 10 – 50% người bệnh điều trị bằng insulin có nguồn gốc động vật. Phản ứng dị ứng xảy ra trong vòng 1- 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Dị ứng phát triển chống lại hoặc các phân tử insulin, các tá dược, các chất bảo quản, hoặc các protein nhiễm bẩn trong chế phẩm thương mại.
Các triệu chứng dị ứng với insulin người, xảy ra dưới 1% người bệnh mới được điều trị. Phản ứng có thể là tại chỗ hoặc hệ thống – tuy các phản ứng hệ thống rất hiếm. Trường hợp phản ứng tại chỗ, người bệnh thường hay có các triệu chứng như cảm giác đau rát, kim châm và ngứa ở chỗ tiêm. Vùng tiêm trở lên ấm, đỏ, thậm chí phản ứng co cứng. Phản ứng xảy ra ngay sau khi tiêm và có thể giảm đi nhanh chóng trong vòng ít giờ hoặc từ từ trong vài ngày. Phản ứng dị ứng toàn thân hiếm gặp.
Chẩn đoán dị ứng insulin được đo bằng mức kháng thể kháng insulin hoặc bằng các test trong da với insulin. Điều trị đòi hỏi hoặc thay đổi chế phẩm insulin sang loại khác, tốt nhất là chọn loại insulin tinh khiết hơn, hoặc giảm mẫn cảm với dị ứng nguyên.