Bị tiểu đường có nên tiêm insulin sớm?

(khoahocdoisong.vn) - Giải pháp insulin thường được bắt đầu khi đường huyết bệnh nhân quá cao hoặc chưa kiểm soát tốt với các thuốc viên uống. Việc điều trị bằng thuốc uống hay tiêm đều phải thông qua khám, xét nghiệm, theo dõi bệnh lý của từng người bệnh.

Bà Thu Hiền (Đồng Nai) bị tiểu đường 10 năm nay, bà đã đi khám và uống thuốc đều nhưng đường huyết vẫn chồi sụt. Gần đây bà được bác sĩ cho tiêm insulin thì thấy đỡ. Con gái bà cũng mới được phát hiện bệnh tiểu đường, bà khuyên con tiêm insulin sớm sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt nhưng con bà rất phân vân.

Lời bàn: TS.BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết BV ĐH Y dược TPHCM cho biết, theo hướng dẫn điều trị của Hội Nội tiết và đái tháo đường Quốc gia (VADE) 2017, việc điều trị đái tháo đường khi vừa được phát hiện chẩn đoán sẽ được bắt đầu với Metformin. Lựa chọn hàng thứ 2 sau Metformin sẽ là thuốc uống Sulfonylurea, TZD, thuốc ức chế men DPP4 hay thuốc ức chế đồng vận thụ thể SGLT2. Trong một số trường hợp đặc biệt như khi HbA1c vẫn cao, có thể tiếp tục với insulin nền phối hợp Metformin.

Còn theo cập nhật mới nhất của Hội Nội tiết Hoa Kỳ (ADA) 2019, việc khởi trị tích cực với thuốc tiêm được lựa chọn khi HbA1c rất cao >10% hoặc HbA1c cao hơn mục tiêu dù đã phối hợp 2 hoặc 3 thuốc uống thì có thể xem xét khởi đầu thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc ưu tiên khởi trị với insulin nền khi HbA1C > 11% và có triệu chứng chuyển hóa. Giải pháp insulin thường được bắt đầu khi đường huyết bệnh nhân quá cao hoặc chưa kiểm soát tốt với các thuốc viên uống. Việc điều trị bằng thuốc uống hay tiêm đều phải thông qua khám, xét nghiệm, theo dõi bệnh lý của từng người.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top