Cách xử lý khi bị say nắng

Trời nắng gắt nhưng vì công việc phải chạy qua chạy lại giữa các cửa hàng nên chị Lê Thị Hằng (Trung Văn, Hà Nội) vã mồ hôi, mặt đỏ nhừ. Vừa dắt chiếc xe máy vào cửa là chị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn rồi đổ gục xuống. Người nhà trông thấy đỡ chị vào, cho nằm nơi thoáng mát, uống cốc nước chanh chị mới tỉnh dần.

BS Thu Hà, Phòng khám Giáp Nhất, Hà Nội cho biết, thời tiết mùa hè rất oi bức, nếu phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời rất dễ bị say nắng. Người bị say nắng thường vã mồ hôi, mặt đỏ nhừ, khó chịu, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, ngất lịm vì vậy, khi nắng đỉnh điểm cần hạn chế ra đường.

Khi bị say nắng, nên cho người bệnh uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất trước đó. Không nên uống một lượng nước quá lớn vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, khó tiêu hóa. Người bị say nắng còn yếu cần nằm nghỉ ngơi, ăn uống các thực phẩm mát, dễ tiêu hóa. Các thực phẩm như bí đao, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và chống say nắng rất tốt. Người lớn tuổi thường dễ bị say nắng vì tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại nên cơ thể tỏa nhiệt kém.

Ngoài biện pháp hạn chế ra đường vào giờ nắng đỉnh điểm, khi ra ngoài nên đội mũ rộng vành, mũ bảo hiểm để giảm bớt độ hút hơi nóng của đỉnh đầu. Nên mặc quần áo vải cotton để thấm hút mồ hôi, hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

KM ghi

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top