Cách đơn giản trị chứng khó tiêu

Rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, trong đó, chứng khó tiêu là thường gặp nhất.

<p>Chứng kh&oacute; ti&ecirc;u c&oacute; nhiều triệu chứng kh&aacute;c nhau, bao gồm cảm gi&aacute;c n&oacute;ng bỏng ở v&ugrave;ng bụng tr&ecirc;n, cảm gi&aacute;c đầy kh&oacute; chịu v&agrave; đau dạ d&agrave;y. T&igrave;nh trạng n&agrave;y thường &iacute;t nghi&ecirc;m trọng, c&oacute; thể giải quyết bằng c&aacute;ch thực hiện một số thay đổi lối sống bao gồm th&oacute;i quen ăn uống v&agrave; thực phẩm tốt cho ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <h2><strong>Thực phẩm tốt nhất cho ti&ecirc;u h&oacute;a</strong></h2> <p>Nước lọc: Để trung h&ograve;a acid trong dạ d&agrave;y, giảm bớt kh&oacute; ti&ecirc;u, cần uống khoảng 8 ly nước v&agrave; chất lỏng mỗi ng&agrave;y. Nước cũng hỗ trợ ti&ecirc;u h&oacute;a v&agrave; b&agrave;i tiết th&ocirc;ng qua đường ruột, nhờ đ&oacute; ngăn ngừa t&aacute;o b&oacute;n v&agrave; l&agrave;m giảm nguy cơ rối loạn ti&ecirc;u h&oacute;a. N&ecirc;n tạo th&oacute;i quen uống 1 cốc nước trước v&agrave; sau mỗi bữa ăn. Thay thế thức uống c&oacute; chứa caffein bằng c&aacute;ch uống nước lọc c&oacute; thể giảm k&iacute;ch th&iacute;ch lớp ni&ecirc;m mạc dạ d&agrave;y ruột v&agrave; cải thiện tốt hơn cho việc ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <p>Thức ăn &iacute;t b&eacute;o: Thức ăn &iacute;t chất b&eacute;o dễ ti&ecirc;u h&oacute;a hơn c&aacute;c thực phẩm gi&agrave;u chất b&eacute;o v&agrave; gi&uacute;p hạn chế chứng kh&oacute; ti&ecirc;u, ợ n&oacute;ng v&agrave; c&aacute;c rối loạn ti&ecirc;u h&oacute;a kh&aacute;c. Đ&oacute; l&agrave; l&yacute; do n&ecirc;n chọn thịt nạc, g&agrave; v&agrave; c&aacute;. Nấu, rang hoặc nướng l&agrave; phương ph&aacute;p nấu ăn tốt hơn so với chi&ecirc;n x&agrave;o nhiều dầu mỡ. Chọn sữa &iacute;t b&eacute;o thay cho sữa nguy&ecirc;n chất c&oacute; thể gi&uacute;p giảm k&iacute;ch ứng dạ d&agrave;y v&agrave; tăng cường ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <p>Sữa chua: Sữa chua l&agrave; một trong những thực phẩm chữa bệnh tốt nhất cho chứng kh&oacute; ti&ecirc;u. Đ&acirc;y l&agrave; một nguồn cung cấp c&aacute;c vi khuẩn th&acirc;n thiện probiotic c&oacute; t&aacute;c dụng tốt đối với ti&ecirc;u h&oacute;a v&agrave; sức khoẻ tổng thể. Nhưng n&ecirc;n chọn sữa chua kh&ocirc;ng đường, tốt nhất l&agrave; tự l&agrave;m tại nh&agrave; thay v&igrave; sữa chua thương mại. Sữa chua thương mại thường c&oacute; chứa một lượng đường bổ sung v&agrave; c&oacute; thể ảnh hưởng ti&ecirc;u cực đến sự c&acirc;n bằng vi khuẩn trong hệ thống ti&ecirc;u h&oacute;a. Sữa chua c&oacute; t&aacute;c dụng tốt nhất khi d&ugrave;ng giữa c&aacute;c bữa ăn hoặc như một m&oacute;n tr&aacute;ng miệng.</p> <p>C&agrave; rốt: C&agrave; rốt cung cấp kho&aacute;ng chất v&agrave; enzyme cho cơ thể. Nhai 1 củ c&agrave; rốt gi&uacute;p tăng cường sản xuất nước bọt. Điều n&agrave;y l&agrave;m đẩy nhanh qu&aacute; tr&igrave;nh ti&ecirc;u h&oacute;a v&agrave; l&agrave;m giảm chứng kh&oacute; ti&ecirc;u. Bạn cũng c&oacute; thể tạo th&oacute;i quen uống 1 cốc nước &eacute;p c&agrave; rốt v&agrave;o buổi s&aacute;ng để l&agrave;m sạch cơ thể.</p> <p><img alt="Cách đơn giản trị chứng khó tiêu" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/17/ng_ngay_sau_khi_n_khong_coslowij_cho_tieu_hoa.jpg" title="Cách đơn giản trị chứng khó tiêu" /></p> <p><em>Ngủ ngay sau khi ăn kh&ocirc;ng c&oacute; lợi cho ti&ecirc;u h&oacute;a.</em></p> <p>Dấm t&aacute;o: Dấm t&aacute;o gi&uacute;p hồi phục dạ d&agrave;y. Cho 1 th&igrave;a c&agrave; ph&ecirc; dấm t&aacute;o v&agrave;o 1 cốc nước. Th&ecirc;m 1 muỗng c&agrave; ph&ecirc; mật ong. Uống 1 hoặc 2 lần mỗi ng&agrave;y.</p> <p>Gừng: Gừng gi&uacute;p tăng cường enzym ruột để cải thiện sự ti&ecirc;u h&oacute;a. Gừng l&agrave; &ldquo;thuốc&rdquo; trị hiệu quả nhất đối với chứng kh&oacute; ti&ecirc;u do ăn qu&aacute; nhiều. Trộn 2 muỗng c&agrave; ph&ecirc; nước &eacute;p gừng, 1 muỗng c&agrave; ph&ecirc; nước chanh, một nh&uacute;m muối v&agrave; một &iacute;t hạt ti&ecirc;u đen. Trộn hỗn hợp n&agrave;y với một lượng nước vừa đủ cho dễ uống.</p> <p>C&aacute;ch kh&aacute;c, c&oacute; thể th&ecirc;m 2 muỗng canh gừng v&agrave; 1 muỗng c&agrave; ph&ecirc; mật ong v&agrave;o 1 cốc nước uống cũng gi&uacute;p giảm chứng kh&oacute; ti&ecirc;u. Bạn cũng c&oacute; thể nhai v&agrave;i l&aacute;t gừng rắc một ch&uacute;t muối sau bữa ăn qu&aacute; nhiều thức ăn để ngăn ngừa chứng kh&oacute; ti&ecirc;u.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>L&aacute; h&uacute;ng quế: Được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Ayurvedic, Ấn Độ để điều trị ti&ecirc;u chảy, chứng tr&agrave;o ngược v&agrave; sinh hơi đường ruột. Thả 1 muỗng c&agrave; ph&ecirc; l&aacute; h&uacute;ng quế trong 1 cốc nước n&oacute;ng trong 10 ph&uacute;t v&agrave; uống. C&oacute; thể uống 2-3 lần mỗi ng&agrave;y.</p> <p>Quế: Quế l&agrave; một trong những thực phẩm chống kh&oacute; ti&ecirc;u. Cho 1,5 muỗng c&agrave; ph&ecirc; bột quế v&agrave;o 1 cốc nước s&ocirc;i. Ng&acirc;m trong 5 ph&uacute;t. Để nguội v&agrave; uống khi c&ograve;n ấm.</p> <h2><strong>Thực phẩm cần tr&aacute;nh khi bị chứng kh&oacute; ti&ecirc;u</strong></h2> <p>Nếu bạn bị chứng kh&oacute; ti&ecirc;u, tr&aacute;nh thức ăn kh&oacute; ti&ecirc;u h&oacute;a v&agrave; thực phẩm qu&aacute; b&eacute;o hoặc cay, bao gồm: M&oacute;n ăn cay; Thức ăn chi&ecirc;n; Nước giải kh&aacute;t c&oacute; ga; Đồ uống c&oacute; cồn v&agrave; rượu; S&ocirc;c&ocirc;la; C&aacute;c loại thực phẩm chứa nhiều acid như tr&aacute;i c&acirc;y c&oacute; m&uacute;i, c&agrave; chua v&agrave; h&agrave;nh; Thịt đỏ tăng &aacute;p lực cho hệ ti&ecirc;u ho&aacute;.</p> <h2><strong>Lối sống tốt nhất cho hệ ti&ecirc;u h&oacute;a</strong></h2> <p>Ăn c&aacute;c bữa ăn nhỏ. Nhai kỹ v&agrave; chậm. D&agrave;nh thời gian thưởng thức bữa ăn bằng c&aacute;ch thư gi&atilde;n v&agrave; ăn uống với gia đ&igrave;nh hoặc bạn b&egrave;.</p> <p>Kh&ocirc;ng h&uacute;t thuốc hoặc nhai kẹo cao su khi bạn bị chứng kh&oacute; ti&ecirc;u v&igrave; điều n&agrave;y c&oacute; thể g&acirc;y ra sự x&acirc;m nhập của kh&ocirc;ng kh&iacute; v&agrave;o dạ d&agrave;y v&agrave; cản trở sự ti&ecirc;u h&oacute;a. Nếu bạn chưa bỏ được h&uacute;t thuốc, đừng h&uacute;t ngay trước hoặc sau bữa ăn v&igrave; kh&oacute;i thuốc l&aacute; k&iacute;ch th&iacute;ch lớp ni&ecirc;m mạc ruột.</p> <p>Sau khi ăn, uống 1 t&aacute;ch tr&agrave; hoặc tr&agrave; hoa c&uacute;c... để ngăn ngừa chứng kh&oacute; ti&ecirc;u. Điều n&agrave;y đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị ợ n&oacute;ng hoặc chứng tr&agrave;o ngược dạ d&agrave;y.</p> <p>Tập thể dục đều đặn gi&uacute;p cải thiện sự ti&ecirc;u h&oacute;a: D&agrave;nh 30-60 ph&uacute;t để tập thể dục mỗi ng&agrave;y sẽ cho kết quả tốt nhất. Thiền, yoga v&agrave; đi bộ l&agrave; một số hoạt động c&oacute; &iacute;ch. Kh&ocirc;ng tập thể dục ngay sau khi ăn. Đợi &iacute;t nhất 1 giờ sau ăn mới tập thể dục.</p> <p>Thay đổi c&aacute;ch bạn ngủ: Đừng đi ngủ hoặc nằm xuống ngay sau ăn nếu bạn bị chứng kh&oacute; ti&ecirc;u. N&ecirc;n chờ cho đến khi giảm đầy bụng v&agrave; sau đ&oacute; đi ngủ; Ăn &iacute;t nhất 3 giờ trước khi đi ngủ; V&agrave; tr&aacute;nh tư thế nằm ngay sau bữa ăn. Trong trường hợp bạn bị kh&oacute; ti&ecirc;u v&agrave;o ban đ&ecirc;m, h&atilde;y n&acirc;ng cao đầu giường hoặc k&ecirc; cao gối ngủ.</p> <p>Tr&aacute;nh mặc quần &aacute;o qu&aacute; chật, đặc biệt l&agrave; quanh v&ugrave;ng bụng.</p> <h2><strong>Khi n&agrave;o cần đi kh&aacute;m?</strong></h2> <p>Do một số trường hợp chứng kh&oacute; ti&ecirc;u c&oacute; thể l&agrave; triệu chứng của c&aacute;c t&igrave;nh trạng bệnh l&yacute; nghi&ecirc;m trọng, h&atilde;y hỏi &yacute; kiến b&aacute;c sĩ nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau đ&acirc;y: Giảm th&egrave;m ăn; Đau ở ph&iacute;a tr&ecirc;n b&ecirc;n phải của bụng; Đau ở phần dưới hoặc ph&iacute;a dưới b&ecirc;n phải của v&ugrave;ng bụng; Giảm c&acirc;n nặng của cơ thể; N&ocirc;n mửa hoặc buồn n&ocirc;n; Ph&acirc;n c&oacute; m&aacute;u hoặc m&agrave;u đen; Chứng kh&oacute; ti&ecirc;u đi k&egrave;m ra mồ h&ocirc;i, thở dốc hoặc đau lan sang cổ, c&aacute;nh tay hoặc h&agrave;m, cần đi kh&aacute;m ngay.</p> <p>V&agrave; cuối c&ugrave;ng, khi bạn bị chứng kh&oacute; ti&ecirc;u v&agrave; đ&atilde; thử &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p n&ecirc;u tr&ecirc;n nhưng vẫn kh&ocirc;ng thuy&ecirc;n giảm, n&ecirc;n đi kh&aacute;m v&agrave; điều trị kịp thời.</p>

Theo suckhoedoisong.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top