Học sinh lớp 9 sẽ học về cuộc chiến vệ quốc 1979

Sẽ mắc nợ với người đã ngã xuống trong cuộc vệ quốc chống quân bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc 40 năm trước nếu như bản chất cuộc chiến không được làm rõ...

<div> <p>Đ&acirc;y l&agrave; một trong những th&ocirc;ng điệp đ&atilde; được c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, nh&agrave; sử học l&ecirc;n tiếng tại Hội thảo khoa học quốc gia về cuộc chiến đấu bảo vệ bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc (1979-1989) tổ chức ng&agrave;y 15-2 ở H&agrave; Nội.</p> <table> <tbody> <tr> <td> <blockquote> <p><strong>&quot;Ch&uacute;ng ta chưa c&oacute; c&ocirc;ng tr&igrave;nh n&agrave;o nghi&ecirc;n cứu về cuộc chiến n&agrave;y. Nếu kh&ocirc;ng c&oacute; nghi&ecirc;n cứu về cuộc chiến n&agrave;y, chắc chắn ch&uacute;ng ta sẽ bị động trong tương lại&quot;</strong></p> <div> <p><strong>-Thiếu tướng L&ecirc; Cương (nguy&ecirc;n Viện trưởng Viện nghi&ecirc;n cứu Chiến lược Bộ C&ocirc;ng an-</strong></p> <div>&nbsp;</div> </div> </blockquote> </td> </tr> </tbody> </table> <p><br /> <strong>Kh&ocirc;ng thể chấp nhận vỏn vẹn 11 d&ograve;ng trong s&aacute;ch gi&aacute;o khoa</strong><br /> <br /> Trao đổi tại hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện Việt Nam học v&agrave; khoa học ph&aacute;t triển (ĐHQG H&agrave; Nội) - cho biết cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở v&ugrave;ng bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc (1979-1989) v&agrave; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia v&ugrave;ng bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc v&agrave; ở Biển Đ&ocirc;ng (1979-1991) l&agrave; qu&aacute; tr&igrave;nh lịch sử c&oacute; thật v&agrave; c&oacute; &yacute; nghĩa quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.<br /> <br /> Nhưng cho tới nay, nội dung n&agrave;y chưa được nghi&ecirc;n cứu, tr&igrave;nh b&agrave;y đầy đủ tr&ecirc;n c&aacute;c diễn đ&agrave;n c&ocirc;ng khai của Việt Nam. Đặc biệt l&agrave; thiếu vắng trong s&aacute;ch gi&aacute;o khoa lịch sử của nh&agrave; trường phổ th&ocirc;ng c&aacute;c cấp.<br /> <br /> GS Tung viện dẫn nội dung về cuộc chiến bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc chỉ được đề cập 4 c&acirc;u, vỏn vẹn 11 d&ograve;ng trong s&aacute;ch gi&aacute;o khoa lịch sử lớp 12. Đ&aacute;ng n&oacute;i l&agrave; trong qu&aacute; tr&igrave;nh giảng dạy ở trường phổ th&ocirc;ng, nội dung n&agrave;y cũng đ&atilde; lược đi với l&yacute; do &quot;giảm tải&quot;.<br /> <br /> &quot;Trong c&aacute;c kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi hay c&aacute;c hoạt động tuy&ecirc;n truyền cho học sinh, nội dung về chiến tranh bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc đ&atilde; kh&ocirc;ng được đề cập, đ&acirc;y l&agrave; điều kh&ocirc;ng thể chấp nhận được&quot; - GS Tung thẳng thắn n&ecirc;u &yacute; kiến.<br /> <br /> Theo PGS, thiếu tướng L&ecirc; Văn Cương, nguy&ecirc;n viện trưởng Viện nghi&ecirc;n cứu chiến lược Bộ C&ocirc;ng an: &quot;Ch&uacute;ng ta c&oacute; h&agrave;ng ng&agrave;n luận &aacute;n thạc sĩ, h&agrave;ng trăm luận &aacute;n tiến sĩ nghi&ecirc;n cứu về c&aacute;c trận chiến Bạch Đằng, 3 lần thắng qu&acirc;n Nguy&ecirc;n, trận Chi Lăng, Ngọc Hồi, trận Điện Bi&ecirc;n Phủ, tổng tiến c&ocirc;ng Mậu Th&acirc;n 1968 v&agrave; cuộc đại thắng m&ugrave;a xu&acirc;n 1975.<br /> <br /> Nhưng ch&uacute;ng ta chưa c&oacute; c&ocirc;ng tr&igrave;nh n&agrave;o nghi&ecirc;n cứu về cuộc chiến n&agrave;y. Nếu kh&ocirc;ng c&oacute; nghi&ecirc;n cứu về cuộc chiến n&agrave;y, chắc chắn ch&uacute;ng ta sẽ bị động trong tương lai&quot;.<br /> <br /> &quot;Hơn 60 b&agrave;i tham luận của c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu gửi đến hội thảo cho thấy ta c&oacute; đủ cơ sở để đ&aacute;nh gi&aacute; ch&iacute;nh x&aacute;c, kh&aacute;ch quan cuộc chiến đấu bảo vệ bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc&quot; - PGS.TS Trần Đức Cường, ph&oacute; chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết.<br /> <br /> Nhiều &yacute; kiến của c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, nh&agrave; sử học tại hội thảo cũng cho rằng cuộc chiến đấu bảo vệ bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc cần được đưa v&agrave;o s&aacute;ch gi&aacute;o khoa phổ th&ocirc;ng, c&ugrave;ng với đ&oacute; l&agrave; c&ocirc;ng khai c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu về cuộc chiến n&agrave;y.<br /> <br /> &quot;Cuộc chiến đấu bảo vệ bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc cần c&oacute; vị tr&iacute; xứng đ&aacute;ng trong c&aacute;c bộ lịch sử, s&aacute;ch gi&aacute;o khoa&quot; - GS.TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG H&agrave; Nội) khẳng định.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/17/gsthieutuonglevancuong3readonly15502445217831620855358.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption">PGS, thiếu tướng L&ecirc; Văn Cương (nguy&ecirc;n viện trưởng Viện nghi&ecirc;n cứu chiến lược Bộ C&ocirc;ng an)</td> </tr> </tbody> </table> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Để thế hệ trẻ hiểu được gi&aacute; trị của h&ograve;a b&igrave;nh</strong><br /> <br /> Đ&acirc;y l&agrave; khẳng định của GS.TS Phạm Hồng Tung với tư c&aacute;ch chủ bi&ecirc;n chương tr&igrave;nh lịch sử trong chương tr&igrave;nh gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng mới được ban h&agrave;nh. Theo GS Tung, từ lớp 9, trong mạch nội dung &quot;Việt Nam trong những năm 1976-1991&quot; sẽ đề cập đến hai cuộc chiến tranh bi&ecirc;n giới T&acirc;y Nam v&agrave; bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc.<br /> <br /> &quot;Với t&iacute;nh chất của một nội dung th&ocirc;ng sử, vấn đề n&agrave;y cũng sẽ được tr&igrave;nh b&agrave;y ở mức t&oacute;m lược những nguy&ecirc;n nh&acirc;n, diễn biến, chủ yếu l&agrave;m r&otilde; vị tr&iacute; v&agrave; &yacute; nghĩa của ch&uacute;ng trong diễn tr&igrave;nh lịch sử d&acirc;n tộc&quot; - &ocirc;ng Tung cho biết.<br /> <br /> Nội dung về chiến tranh bi&ecirc;n giới tiếp tục trở lại ở c&aacute;c chủ đề, chuy&ecirc;n đề m&ocirc;n lịch sử ở bậc THPT. Trao đổi về nguy&ecirc;n tắc khi đưa nội dung về cuộc chiến bi&ecirc;n giới v&agrave;o s&aacute;ch gi&aacute;o khoa v&agrave; c&aacute;c nội dung tuy&ecirc;n truyền cho người d&acirc;n v&agrave; học sinh, GS.TS Phạm Hồng Tung b&agrave;y tỏ quan điểm coi trọng bản chất nh&acirc;n văn của gi&aacute;o dục lịch sử l&agrave; hướng đến h&ograve;a b&igrave;nh, hữu nghị, hợp t&aacute;c. Theo đ&oacute;, sẽ hướng dẫn học sinh t&igrave;m hiểu nguy&ecirc;n nh&acirc;n của cuộc chiến.<br /> <br /> Ph&acirc;n t&iacute;ch về sự m&acirc;u thuẫn trong c&aacute;ch tr&igrave;nh b&agrave;y, nh&igrave;n nhận, đ&aacute;nh gi&aacute; về chiến tranh bi&ecirc;n giới ph&iacute;a Bắc của Việt Nam v&agrave; Trung Quốc, trong đ&oacute; c&aacute;ch l&agrave;m của Trung Quốc g&acirc;y hiểu nhầm, sai lệch sự thật, GS.TS Phạm Hồng Tung cũng b&agrave;y tỏ mong muốn bằng tr&aacute;ch nhiệm v&agrave; hiểu biết khoa học, giới sử gia v&agrave; cải c&aacute;ch gi&aacute;o dục học c&aacute;c nước hữu quan cần phải ngồi với nhau bằng sự thiện ch&iacute; để t&igrave;m một tiếng n&oacute;i chung trong việc tr&igrave;nh b&agrave;y, nh&igrave;n nhận sự kiện lịch sử n&agrave;y tr&ecirc;n nguy&ecirc;n tắc nh&acirc;n bản, tiến bộ, y&ecirc;u h&ograve;a b&igrave;nh, kh&aacute;ch quan trung thực, lịch sử to&agrave;n diện, cụ thể v&agrave; thực chứng. V&agrave; đ&oacute; cũng l&agrave; c&aacute;ch để c&oacute; thể đi đến h&ograve;a giải lịch sử, kh&ocirc;ng kho&eacute;t s&acirc;u hận th&ugrave;.<br /> <br /> Ở vị tr&iacute; chủ tr&igrave; hội thảo, một trong những nội dung chủ chốt được PGS.TS Trần Đức Cường kết luận l&agrave; đến l&uacute;c Việt Nam cần phải c&ocirc;ng bố c&ocirc;ng khai c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu với đầy đủ chứng l&yacute; đề cuộc chiến để phản b&aacute;c lại luận điệu xuy&ecirc;n tạc, tuy&ecirc;n truyền cho người d&acirc;n hiểu về cuộc chiến đấu ch&iacute;nh nghĩa n&agrave;y. Từ đ&oacute; r&uacute;t ra b&agrave;i học, n&acirc;ng cao sự cảnh gi&aacute;c, &yacute; thức bảo vệ chủ quyền l&atilde;nh thổ.<br /> <br /> Đ&oacute; cũng l&agrave; c&aacute;ch để tri &acirc;n những người đ&atilde; ng&atilde; xuống để bảo vệ Tổ quốc, để thế hệ trẻ ng&agrave;y nay hiểu được gi&aacute; trị của h&ograve;a b&igrave;nh v&agrave; ch&uacute;ng ta g&igrave;n giữ.</p> <table> <tbody> <tr> <td>Kh&eacute;p lại qu&aacute; khứ kh&ocirc;ng phải kh&ocirc;ng được n&oacute;i về qu&aacute; khứ <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/17/gsvuminhgiang3readonly15502445217812025203896.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption">GS.TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia H&agrave; Nội)</td> </tr> </tbody> </table> Việc kh&eacute;p lại qu&aacute; khứ ho&agrave;n to&agrave;n kh&ocirc;ng đồng nghĩa với việc kh&ocirc;ng (hay chưa) n&oacute;i về qu&aacute; khứ m&agrave; l&agrave; x&aacute;c định lại sự kiện như n&oacute; đ&atilde; từng xảy ra một c&aacute;ch khoa học, thay v&igrave; đ&agrave;o bới, cường điệu, lợi dụng lịch sử để phục vụ cho động cơ n&agrave;o đ&oacute;.<br /> <br /> Ho&agrave;n to&agrave;n kh&ocirc;ng nhắc tới lịch sử, cho d&ugrave; sự kiện ấy như thế n&agrave;o sẽ đồng nghĩa với việc che giấu lịch sử, điều kh&ocirc;ng thể v&agrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n l&agrave;m. Tr&igrave;nh b&agrave;y kh&aacute;ch quan, khoa học về cuộc chiến 1979 l&agrave; c&aacute;ch tốt nhất để đẩy lui luận điệu xuy&ecirc;n tạc, d&ugrave;ng lịch sử để k&iacute;ch động, đồng thời cũng l&agrave; c&aacute;ch tốt nhất để gi&aacute;o dục thế hệ trẻ truyền thống y&ecirc;u nước, chống ngoại x&acirc;m của d&acirc;n tộc. <div>&nbsp; GS.TSKH VŨ MINH GIANG (Đại học Quốc gia H&agrave; Nội)</div> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo infonet.vn
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Ngày 24/4, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top