1. Cây dây nhện (Lục thảo trổ)
Dây nhện hay có tên gọi khác là Lục thảo trổ có khả năng: Hấp thụ 80% formaldehyde – khí độc gây kích ứng mũi và cổ họng, làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. 95% khí CO2; phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra. Hấp thụ nicotine trong khói thuốc lá. Ngoài ra, cây còn có thể hấp thụ tia bức xạ máy tính.
Bên cạnh đó, dây nhện còn cực kỳ dễ chăm sóc bởi loại cây cảnh này cần rất ít ánh sáng tán xạ dịu nhẹ và không cần tưới nước thường xuyên.
Ngoài ra, chúng ta có thể trồng chúng bằng dạng thủy sinh trong nước.
2. Cây thường xuân
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học NASA, thường xuân được xếp vào danh mục một trong những loại cây cảnh nên trồng trong nhà bởi chúng có tác dụng thanh lọc không khí tốt nhất.
Cây thường xuân hấp thụ formaldehyde và những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư.
Thường xuân là cây cảnh khá dễ trồng, dễ tồn tại ở nhiệt độ vừa phải và hấp thụ ánh sáng của mặt trời ở mức trung bình. Chính vì vậy, không cứ người trồng cây cảnh lâu năm thì mới trồng được loại cây này mà nó là loại cây "quốc dân", ai cũng trồng được.
3. Cây lan ý
Lan ý có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm phổ biến là formaldehyde, benzene và trichloroethylene. Ngoài ra, loại cây cảnh này còn có khả năng tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ lên 5%, giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.
Lan ý cũng cực kỳ dễ trồng và không đòi hỏi nhiều sự chăm sóc. Chỉ xin lưu ý là, chúng ta nên thường xuyên lau lá của cây để giúp không khí thêm sạch hơn.
4. Cây trầu bà vàng
Trầu bà vàng có khả năng làm sạch không khí cũng như hút các chất độc trong không khí cực kỳ tốt. Đặc biệt, những khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen…, đều được cỗ máy lọc không khí này "cân tất".
Chính vì vậy mà cây được xếp vào loại vô địch trong khả năng hấp thụ các độc tố, là loại cây được lựa chọn nhiều.
Trầu bà vàng là loại cây rất dễ chăm sóc, tuy nhiên để có được một chậu cây đẹp, tươi tốt, bạn cần phải biết cách chọn cũng như chăm sóc cây đúng cách.
Việc đầu tiên là chọn chậu cây trầu bà đạt chuẩn. Bạn nên chọn chậu cây có lá bóng mướt, không bị quăn hay rách. Các đốt trên thân cây từ gốc tới ngọn phải còn nguyên lá chưa bị rụng hoặc vàng úa. Tiếp theo bạn cần chú ý những yếu tố sau:
Đất: Trầu bà vàng ưa màu mỡ, ẩm và thoát nước tốt nên loại đất thích hợp để cây phát triển tốt đó là trộn xơ dừa, tro trấu, phân chuồng hoại mục, than củi. Tuy nhiên, với đất vườn hay đất thịt cây vẫn có thể sống được.
Nước: Khi để cây trên bàn làm việc văn phòng bạn cần duy trì 1 tuần tưới 2 lần và mỗi lần đủ ẩm đất là được.
Đối với trầu bà trồng thủy sinh bạn cần chú ý nếu thấy nước đục thì đổ ra thay nước mới hoặc cần đổ thêm nước vào bình nếu thấy hết nước. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa nếu rễ mọc nhiều và loại bỏ những rễ bị hư thối.
Trầu bà thuộc loại cây ưa bóng râm, nên không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì như vậy cây sẽ dễ bị cháy lá, héo úa.
Trầu bà vàng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, thích hợp sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ.
Cây có thể sống được ở nhiệt độ từ 15 - 45 độ C và sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 15 - 26 độ C.
5. Cây hoa cúc mâm xôi
Cây hoa cúc mâm xôi không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời bởi màu sắc rực rỡ vốn có của nó mà còn là một trong những loài cây đứng đầu bảng về khả năng lọc không khí với khả năng loại bỏ amoniac, formaldehyd, xylen, benzen trong không khí nhà ở.
Chăm sóc cúc mâm xôi khá dễ dàng. Bạn nên loại bỏ hết những bông hoa đã nở, đã tàn vừa ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ vừa kìm hãm sự phát triển của bông khác.
Khi trồng trong nhà yêu cầu điều kiện không khí lưu thông tốt. Hoa sẽ tươi trong vài tuần khi bạn đặt ở nơi thoáng mát và tưới nước thường xuyên.
Tuy nhiên, khi trồng cúc mâm xôi trong nhà thì có một vài vấn đề cần lưu ý đó là: Theo nghiên cứu, lá cúc mâm xôi rất độc hại nên chúng ta cần tránh khỏi trẻ em và vật nuôi.
6. Cây đa búp đỏ
Nhờ màu sắc bắt mắt, cây đa búp đỏ đem đến không gian sống sự sinh động, tươi vui, là cây cảnh trang trí được rất nhiều người ưa chuộng.
Đa búp đỏ có khả năng hút bụi mịn và các loại khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride… trong không khí. Đặc biệt, loại cây cảnh này còn có khả năng hút cả những khói thuốc lá thải ra môi trường. Chính vì vậy, nếu trồng cây đa búp đỏ trong nhà sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Nếu ánh sáng đều cây sẽ mọc thẳng, tán tròn lá nhiều và dày. Cây không chịu được ánh mặt trời quá gắt, cũng như quá tối. Nếu bạn trồng trong nhà thì nên đặt cây ở nơi có ánh sáng khuếch tán, hoặc bật điện cho cây, và mỗi tuần mang cây phơi nắng nhẹ một lần.
Nhiệt độ thích hợp đối với cây đa búp đỏ là từ 18 – 26 độ C, cây sẽ phát triển nhanh, nếu nhiệt độ quá cao cây dễ bị cháy lá, héo lá, còn nhiệt độ quá thấp cây chậm phát triển hoặc chết.
7. Cây bàng Singapore
Cây bàng Singapore còn được gọi là cây bàng vuông, bàng lá to. Cây bàng Singapore có nhiều tác dụng, như có thể dùng trang trí nội thất rất đẹp, sang trọng và hiện đại, hợp phong thủy bài trí, lọc không khí…
Cây hấp thụ CO2 đồng thời cung cấp lượng O2 cần thiết cho quá trình hô hấp. Bởi thế, không gian sống của gia đình bạn sẽ luôn được thông thoáng và dễ chịu hơn.
Cây có sức sống tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường.
8. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có thể hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Theo báo cáo của NASA, cây lưỡi hổ cũng có thể hút được formaldehyde 0,938g/h. Với một phòng có diện tích khoảng 75m², bạn chỉ cần đặt 1 cây lưỡi hổ nhỏ với 4 lá là đủ giữ cho bầu không khí trong căn phòng luôn trong lành.
Cây có chiều cao trung bình từ 0,3 – 1m nên rất thích hợp làm chậu cây để bàn, cây trang trí nội thất văn phòng. Cây lưỡi hổ có hoa màu trắng nhạt ngà vàng, 6 cánh mềm mại.
Cây còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến tài lộc may mắn, thành công trong cuộc sống. Người xưa quan niệm rằng đây là một trong những cây giúp xua đuổi trừ tà rất hiệu quả.