“Thảm sát” rừng quy mô lớn tại tỉnh Kon Tum: Bài 1: “Vọng gác IS” và nỗ lực tận diệt rừng già

Những quả đồi bị cày xới nham nhở, hàng loạt cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị lâm tặc “xẻ thịt”… Đó là những hình ảnh mà phóng viên đã ghi lại từ cánh rừng già thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Sau khi loạt bài “Tiếng kêu cứu từ đại ngàn Hương Khê (Hà Tĩnh)” trên chuyên trang điện tử Tầm Nhìn đăng tải, đường dây nóng Tòa soạn liên tiếp nhận được nhiều cuộc gọi của người dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) phản ánh về tình trạng hàng trăm cây cổ thụ đang bị lâm tặc triệt hạ lấy gỗ.

Vượt gần 1000km, ngày 22/6, nhóm phóng viên đã có mặt tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Trước đó, là những cuộc gọi nóng rực từ tòa soạn. Một nhóm phóng viên cấp tốc được chỉ định, và tức tốc lên đường vào tỉnh Kon Tum để tìm hiểu, xác minh thông tin, nội dung phản ánh của người dân.

Khó khăn lập tức hiện diện, để vào được khu vực lâm tặc đang khai thác gỗ trái phép, chỉ có một con đường độc đạo nối từ Quốc lộ 14C đi vào thôn IA Xoăn, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Nhưng trên tuyến đường ấy, có 2 chốt “bảo vệ” hoạt động 24/24. Dân địa phương gọi hai chốt ấy và những người canh gác xăm trổ là “chốt IS”.

Hễ người lạ mặt xuất hiện, là những thành viên trong “chốt IS” sẽ có nhiều hành động để chặn lại những khách không mời như chúng tôi.

Từ tờ mờ sáng ngày 23/6, trong vai thợ điện vào thôn IA Xoăn sửa “Tua bin phát điện” cho người dân, chúng tôi vượt qua gần 10km đi bộ và qua mặt được các chốt canh gác nghiêm ngặt của lâm tặc,

Sau nhiều giờ vượt núi, băng rừng, chúng tôi đã thâm nhập được vào đại công trường khai thác gỗ lậu. Để đau xót khi tận mắt thấy các loại cây cổ thụ đang bị lâm tặc tận diệt không thương tiếc.

Tại hiện trường, nằm ngoài sức tưởng tượng và phản ánh của người dân, chúng tôi chứng kiến nhiều khu đồi ước tính khoảng hàng chục ha đã bị lâm tặc chặt phá tan hoang.

Hàng trăm cây gỗ cổ thụ với đường kính hơn 01 mét đã bị lâm tặc cưa hạ nằm ngổn ngang, phần lớn các thân gỗ đã bị cưa xẻ thành hình và đã được đưa ra khỏi rừng. Phía dưới là những gốc cây trơ trọi đang còn chảy nhựa ròng ròng, nhiều nơi lá cây còn xanh.

Giữa rừng sâu, xuất hiện một con đường rộng dài khoảng 1km, vừa được mở bằng xe cơ giới, mặt đường có dấu xe và chân người còn mới. Đây là tuyến đường lâm tặc mở để vận chuyển gỗ.

Qua nhiều ngày mật phục theo dõi, tìm hiểu, chúng tôi được biết những cây gỗ cổ thụ sau khi bị lâm tặc đốn hạ, chúng đã dùng xe Reo (theo tiếng địa phương là xe bò đen, xe bò vàng) kéo ra khỏi bìa rừng, sau đó dùng máy tời của xe Reo cẩu gỗ lên xe 3 chân để vận chuyển về nơi tập kết.

Theo một người dân ở đây cho biết, nhóm lâm tặc này được chia ra làm 4-5 tốp, mỗi tốp như vậy có 8-10 người. Lương thực, thực phẩm thường xuyên có người ra vào tiếp tế.

Được biết, khu rừng này đã bị lâm tặc đưa máy móc vào cưa, xẻ lấy gỗ từ đầu năm 2022. “Họ huy động máy móc san gạt đường để cho xe lớn vào chở gỗ, cứ sáng sớm là lâm tặc vào cưa xẻ. Đến buổi chiều tầm 15h lại xuất hiện 03 chiếc xe “bò đen và bò vàng” vào để kéo gỗ ra khỏi bìa rừng. Phía ngoài luôn có 02 xe 3 chân chờ sẵn ở cửa rừng để ăn hàng” - một người dân cho hay.

Hàng trăm cây cổ thụ bị đốn hạ không thương xót, hàng trăm khối gỗ được vận chuyển thuận lợi, trót lọt ra ngoài trong thời gian dài.

Một nhóm người đi lại ngang nhiên trên tuyến đường độc đạo có nhiều chốt tuần tra, kiểm soát của lực lượng bảo vệ rừng, tuy nhiên không gặp bất kỳ sự khó khăn nào? Phải chăng, trong sự việc này, ngoài lâm tặc “áo rách”, còn có cả lâm tặc “cổ cồn”?

Ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua các bộ, ngành đã tích cực chỉ đạo triển khai, hỗ trợ các địa phương tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ rừng trên địa bàn một số tỉnh có diễn biến phức tạp, nhiều vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật với quy mô lớn đã xảy ra, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gây bức xúc trong xã hội.

Bài 2: Chính quyền ở đâu khi lâm tặc “xẻ thịt” rừng già?

19.jpg
10(1).jpg
20.jpg
19.jpg
18.jpg
17.jpg
16.jpg
15.jpg
14.jpg
13.jpg
12.jpg
11.jpg
3(1).jpg
4(1).jpg
5(1).jpg
6(1).jpg
7(1).jpg
2(1).jpg
1(1).jpg
Theo Đời sống
Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Cá nhân có các hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 của Chính phủ.
back to top