Tản mạn nét đẹp độc đáo của chữ Tâm

Trong các chữ thư pháp, chữ “Tâm” được viết, vẽ, thêu, khắc dùng trang trí nhiều hơn cả. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu và thưởng thức hết cái huyền bí, cái đẹp, cái vô tận về nội dung và nét chữ của chữ “Tâm”.

Sự độc đáo chữ tượng hình của trái tim

Hằng năm mỗi dịp Tết đến xuân về lại có rất nhiều người đến xin chữ của các nhà thư pháp chữ Hán. Trong đó có những chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Đức... để cầu mong, chúc mừng sang năm mới có nhiều phúc, nhiều lộc, mạnh khỏe, sống lâu, an khang thịnh vượng... Đặc biệt, chữ “Tâm” được viết nhiều hơn cả.

Nhiều người đã trang trí chữ “Tâm” rất mỹ thuật như thêu, khắc gỗ, khắc đồng, sơn mài... treo ở phòng khách gia đình để tự răn mình và để mọi người cùng thưởng thức cái đẹp của chữ “Tâm”. Đây cũng là cách chơi chữ rất tao nhã và độc đáo. Rất đáng trân trọng.

Tâm có nghĩa là tim, trái tim, dịch nghĩa bóng là tấm lòng, tâm hồn, lòng dạ, bụng dạ của một con người.

Trong bộ “Hán ngữ đại từ điển”, người ta đã ghi được trên 300 danh từ, thuật ngữ, thành ngữ có chữ tâm đứng đầu. Chủ yếu nói về phạm trù khoa học xã hội, như nói về bản tính, nhân cách tốt xấu của con người; về đạo Phật, lễ giáo, cách đối nhân xử thế trong xã hội... rất phong phú.

Cuốn danh từ thuật ngữ y học cổ truyền cũng ghi được 63 danh từ thuật ngữ có chữ “Tâm” đứng đầu, nói về công năng cực kỳ quan trọng của Tâm đối với cơ thể con người, đối với các tạng phủ khác và bệnh tật thuộc về tâm. Bởi vì tâm là một trong ngũ tạng.

Chữ “Tâm” là chữ tượng hình. Chữ “Tâm” viết theo dạng chữ Triện, trông giống như ngoại hình của tạng Tâm. Còn chữ “Tâm” viết theo dạng chữ Chân – Khải , có 4 nét, một móc câu bằng và 3 nét chấm: Một nét bên trái móc, một nét ở đỉnh giữa và một nét ở bên phải móc như ôm lấy để bảo vệ chữ “Tâm”. Nếu nối liền 3 chấm đó bằng đường mờ, ta thấy có một hình tam giác cân trong chữ “Tâm”. Đây cũng là tượng hình khá giống như trái tim.

chu-tam.jpg
Chữ Tâm do TTND.Lương y giỏi Nguyễn Văn Quảng viết tặng.

“Tâm dược” thỏa mãn tâm nguyện, giải trừ mọi đau khổ

Khó nói hết ý nghĩa của chữ “Tâm”, chỉ xin nêu mấy ý mà sách đã giải thích như sau: 

Tâm là một trong ngũ tạng, một tạng quan trọng nhất trong ngũ tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), còn gọi là “Quân chủ chi quản - ví như ông vua, coi tâm như chúa tể, chủ quản của con người cho nên còn gọi là tâm quân”.

“Tâm chủ huyết mạch”, huyết dịch vận hành được là nhờ có sự thúc đẩy của tâm khí. Song nhìn về góc độ sinh lý, bệnh lý nhiều hơn vẫn nói về một số hoạt động của hệ thống thần kinh trung khu.

Cái gọi là thần “tâm tàng thần” là nói về hoạt động cơ năng của thần kinh trung khu cao cấp của cơ thể con người cho rằng những hoạt động cơ năng này là do tâm chủ quản và thể hiện.

Tâm và mồ hôi cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên mới gọi “hãn vi tâm dịch” – mồ hôi là dịch của Tâm, trên lâm sàng có một số bệnh chứng tự hãn (tự ra mồ hôi), hoặc đạo hãn (mồ hôi trộm) cần phải biện chứng luận trị từ tâm cho thấy rõ một số công năng nào đó của hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn cũng có quan hệ với tâm.

Ngoài ra, “Tâm khai khiếu ứ thiệt” (Tâm khai khiếu ở lưỡi), “Thiệt vi tâm chi miêu” (lưỡi là mầm của tâm) chứng tỏ biện chứng của Tâm với sự biến hóa của lưỡi có quan hệ khá mật thiết với nhau.

Người xưa lấy Tâm làm bộ máy (khí quan) của tư duy, cho nên tâm ứng với bộ não của con người, như dụng Tâm, Tâm đắc.

Dụng Tâm có nghĩa là định bụng, chú ý, phải hao tổn nhiều tâm lực để làm một việc gì đó. Còn Tâm đắc là nói về sự thể nghiệm và lĩnh hội được trong công tác và học tập của mình.

Người xưa cũng nói hai chữ “Tâm dược” (thuốc chữa về tâm). “Tâm bệnh hoàn tu tâm dược y” (bệnh tâm phải dùng thuốc tâm mà chữa). Nhưng nếu thuộc về bệnh tư tưởng, tâm tư, tình cảm, người đời thường gọi là bệnh tương tư, người ta cũng nói “Bệnh tâm phải chữa ở tâm” (Tâm bệnh hoàn tu tâm thượng y).

Cũng hai chữ “Tâm dược”, Phật gia nói phép xuất thế có thể chữa khỏi được tâm bệnh của chúng sinh, gọi là “Tâm dược”. Câu này ở trong sách “Bí tàng bảo thược” quyển thượng. Vì coi điều có thể làm thỏa mãn tâm nguyện, giải trừ nỗi đau khổ phiền muộn ở trong tâm thì gọi là “Tâm dược”.

Hai chữ Tâm Phật có nghĩa là Phật trong Tâm. “Như thiên Như lai xuất hiện phẩm – Hoa Nghiêm Kinh” nói: “Chúng sinh Tâm Phật hoàn tự giáo hóa chúng sinh” (tạm dịch: Phật ở trong tâm chúng sinh lại giáo hóa chúng sinh).

Tâm linh là tư tưởng với cảm tình. Nói rộng ra cũng là nội tâm. “Tùy thư – Kinh tịch chỉ” nói: “Thi giả, sở dĩ đạo đạt tâm linh, ca vịnh tình chí giả dã” (cho nên nói thơ là đạt tới tâm linh, ca ngợi tình cảm và ý trí).

Trong “Lăng nghiêm kinh nhất” có câu: “Nhữ chi tâm linh, nhất thiết minh liễu” (Tâm linh của người, tất cả đều trong sáng rõ ràng). Người ta cũng nói tâm linh còn là sự linh mẫn (nhanh nhẹn, thông minh).

Người xưa cũng thường nói: “Tâm hữu dư nhi lực bất túc” hay lực bất tòng tâm cũng vậy. Có nghĩa là trong tâm, trong bụng rất muốn làm một việc gì có ích song không còn đủ sức nữa.

Tóm lại sự huyền bí, sâu xa trong trái tim, trong tâm hồn của con người được thể hiện bằng chữ “Tâm” là vô cùng tận. Để kết thúc bài này, tôi xin phép được viết mấy câu nôm na mộc mạc về chữ “Tâm”:

“Trái tim là của chính ta

Là của Trời, Đất, Mẹ, Cha, cho cùng

Chữ Tâm có nghĩa tấm lòng

Giữ sao cho sạch cho trong với đời

Tâm của triệu triệu con người

Dạt dào sức sống Đất Trời mùa xuân”.

Trong chữ Hán, ngoài một chữ “Tâm” ra, người ta còn viết chữ “Tâm” đi với nhiều chữ khác hoặc viết thành bộ “Tâm đứng” là bộ thủ đứng kết hợp với chữ khác, tạo thành nhiều chữ hoàn chỉnh khác để biểu đạt những tri thức rất rộng lớn có liên quan với Tâm.

• Chữ Tư: Chữ Điền là ruộng ở trên, chữ “Tâm” ở dưới = suy nghĩ.

• Chữ Niệm: Chữ Kim (nay) ở trên chữ “Tâm” = tâm niệm một lòng một dạ luôn nghĩ tới.

• Chữ Tưởng: Chữ Tương ở trên chữ “Tâm” = tư tưởng
• Chữ Nộ: Chữ Nộ ở trên chữ “Tâm” = tức giận.

• Chữ Khủng: Chữ Củng ở trên chữ “Tâm” = sợ hãi.

• Chữ ý: Chữ Âm ở trên chữ “Tâm” = ý nghĩa từ trong tâm. Có câu “dục chính kỳ tâm giả tiện thành kỳ ý ” (sách Đại học) (muốn lòng mình ngay thẳng trước hết phải có ý thành thực).

• Chữ Từ: Chữ Tư trên chữ “Tâm” = Từ mẫu, người mẹ hiền từ. Hay còn nói người trên thương yêu người dưới. Bác Hồ dạy “Lương y như Từ mẫu”.

• Chữ Chí: Chữ Sĩ trên chữ “Tâm” = có chí hướng, có ý chí, có tâm chí, nói về lý tưởng...

• Chữ Ngộ: Bộ Tâm đứng bên chữ Ngô= hiểu ra, tỉnh ngộ, giác ngộ.

• Chữ Tình: Bộ Tâm đứng bên chữ Thanh = tình cảm, tình trạng.

• Chữ Tính: Bộ tâm đứng bên chữ Sinh = tính nết, tính cách, tính chất...

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top