Các bệnh thận ở người già

Tuổi già tuy có hàng loạt các quá trình biến đổi ở thận nhưng vẫn khó phát hiện vì không thể hiện triệu chứng trên lâm sàng.

Khi đã phát hiện được những biểu hiện suy thận đầu tiên, có nghĩa là trên ¾ thận đã bị tổn thương. Có khi những dấu hiệu bệnh thận được coi là nặng nề, nhưng bệnh nhân lại chết vì một bệnh khác trước khi triệu chứng suy thận kịp biểu hiện.

Nhiều nghi vấn cho rằng, thay đổi ở thận chính là căn nguyên dẫn đến những biến loại về bệnh lý khác của tuổi già.

bệnh thận

Ảnh minh họa.

Viêm thận kẽ tuổi già:

Theo những số liệu được công bố ở nhiều nước trên thế giới thì số người già mắc bệnh viêm thận kẽ cấp tính và mạn tính khá cao.

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn âm thầm, song từ ngày có kháng sinh thì đã ít trực tiếp gây ra tử vong, nên nhiều người không chú ý đến.

Chỉ khi nào có những rối loạn về tiểu tiện, gây khó chịu cho người bệnh thì người ta mới đi khám và điều trị. Do đó, bệnh khó phát hiện sớm.

Theo thông kê bệnh viêm thận kẽ (viêm bể thận – thận) phát hiện được chiếm tới 4,6% tổng số bệnh nhân vào viện. Có thông kê lên tới 7 hay 9%. Riêng số người già thì cao hơn, chiếm từ 15 – 20%.

Nếu kể số người không có triệu chứng lâm sàng nhưng có triệu chứng trong nước tiểu thì nó chiếm tới ½ số người già trên 60 tuổi. Như vậy, tỷ lệ bệnh này rất cao ở người già.

Để thanh toán bệnh viêm thận kẽ ở tuổi già là một vấn đề quan trọng để đề phòng các tổn thương suy thận hay những khả năng có thể dẫn đến các quá trình bệnh lý khác.

Nếu người già từ 60 tuổi trở lên, kiểm tra nước tiểu nhiều lần/năm thì có tới 47% có những dấu hiệu bệnh lý ở nước tiểu, tuy không có dấu hiệu lâm sàng. Các dấu hiệu phổ biến thường gặp là:

Đái ra albumin nhẹ, thường là dưới 1,4g/l (từ 0,1 -1,5); Đái ra bạch cầu: trên 4 triệu/24 giờ; Đái ra vi khuẩn trên 105 khuẩn lạc/ml nước tiểu phần nhiều là vi khuẩn coli, proteus, enterococcus hoặc các tạp khuẩn khác.

Thận già:

Là một danh từ chỉ trạng thái thận ở những người lớn tuổi, trong đó thận bị hao hụt về khối lượng; hoạt động chức năng giảm đi một phần, khả năng bù trừ sút kém.

Đặc trưng vi thể của thận già là những ổ xơ hóa phát triển trong tổ chức kẽ, kèm những tổn thương xâm lấn tế bào lympho và tương bào.

Ngày nay, người ta biết phần lớn các trạng thái gọi là “thận già” thực chất là tình trạng viêm thận kẽ nhiễm khuẩn tiềm tàng.

Viêm cầu thận ở người già:

Tuy hiếm gặp ở người trên 60 tuổi, nhưng những người trên 50 tuổi và nhất là đã có bệnh viêm khớp mạn tính, hen suyễn hay một bệnh dị ứng khác thì thường hay gặp bệnh này.

Nhiều trường hợp ngày nay được coi là “sai lầm” trong hệ miễn dịch của cơ thể chống lại protein của màng cơ bản cầu thận.

Bệnh hay tái diễn và tận cùng bằng suy thận không phục hồi. Cần phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, khi cần thì dùng thuốc lợi tiểu.

Các bệnh thận khác của tuổi già:

Sỏi thận, u thận, u tuyến tiền liệt…có thể gặp 10% ở những người từ 65 tuổi trở lên. Sỏi phát sinh do rối loạn chuyển hóa chất canxi ở người già, kết hợp với trạng thái ứ nước tiểu rất hay gặp ở người cao tuổi.

Có khi do thói quen ít uống nước lúc tuổi già, làm cho nồng độ các chất hòa tan tăng lên, dễ gây nên lắng đọng.

U xơ tuyến tiền liệt, các quá trình u ác tính ở hệ thống tiết niệu cũng là những bệnh hay xảy ra ở người cao tuổi.

Cao huyết áp và bệnh thận tiềm tàng:

Cao huyết áp ở người già có liên quan đến một bệnh thận tiềm tàng, đại bộ thận ở bệnh viêm thận kẽ nhiễm khuẩn ẩn tính.

Số khác do xơ hóa hệ mạch thận hoặc do vữa xơ động mạch thận gây ra; nhất là khi hiện tượng xơ hóa đó xâm lấn vào khu vực của bộ máy cận cầu là vùng có liên quan đến vấn đề cao huyết áp.

Ở các bệnh nhân cao huyết áp già (65 – 80 tuổi) đều tìm thấy dấu hiệu bệnh thận kín đáo như: đái ra bạch cầu trên 4 triệu/24 giờ, vi khuẩn trong nước tiểu trên 105 khuẩn lạc trong 1ml và có albumin nhẹ trong nước tiểu.

GS.TSKH Hoàng Tuấn (Nguyên giám đốc bệnh viện 19/8)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top